Trang chủ Luận bàn - Phản biện Luận điệu ném đá kiều bào đóng góp cho đất nước

Luận điệu ném đá kiều bào đóng góp cho đất nước

237
0

Tại cuộc gặp gỡ đầu năm với các kiều bào vừa qua, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan kêu gọi kiều bào tiếp tục đóng góp cho sự phục hồi và phát triển của thành phố sau dịch Covid-19. Đối tượng Phạm Minh Vũ dùng những lời lẽ xấc xược để bình luận việc này, cho rằng “lãnh đạo mặt dày xin tiền kiều bào”.

Luận điệu ném đá kiều bào đóng góp cho đất nước
KTS Ngô Viết Nam Sơn (kiều bào Canada) phát biểu tại tọa đàm

Tại buổi gặp gỡ, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã phát biểu “Thành phố luôn xác định kiều bào, người Việt Nam ở nước ngoài là một nguồn lực quan trọng giúp thành phố hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế-xã hội trong năm 2022 và những năm tiếp theo”. Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Quang Hiệu cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với những đóng góp, cống hiến của cộng đồng người Việt ở nước ngoài đối với thành phố và đất nước nói chung, đặc biệt là trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư vào năm ngoái.

Buổi gặp gỡ này có sự tham gia của 30 đại biểu là người Việt Nam ở nước ngoài, kiều bào tiêu biểu, và chỉ trong khuôn khổ thời gian hạn hẹp 1,5 tiếng nhưng đã có tới 8 ý kiến tâm huyết về một số kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới trong việc phục hồi kinh tế sau dịch bệnh, bài học kinh nghiệm TP có thể áp dụng, những nhiệm vụ TP cần tập trung trong thời gian vàng TP HCM đạt vùng xanh cấp độ 1 hiện nay…

Trước đó, vào tháng 12/2021, TP.HCM cũng đã tổ chức một hội nghị gặp gỡ kiều bào và người Việt Nam ở nước ngoài để lấy ý kiến đóng góp cho sự phát triển bền vững của thành phố. Hội nghị này đã nhận được 26 bài viết góp ý của các chuyên gia, doanh nghiệp, cộng đồng người Việt ở nước ngoài, và có 16 lượt phát biểu trực tiếp với 35 ý kiến đóng góp cụ thể cho nhiều lĩnh vực, từ y tế, xã hội cho đến kinh tế, thương mại, công nghệ…

Những năm gần đây, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới, đứng thứ 9 trong năm 2020, theo số liệu do Ngân hàng Thế giới công bố. Riêng tại TP.HCM, lượng kiều hối gửi về trong năm 2021 lên khoảng 6,6 tỷ USD, tăng 9% so với năm trước, bất chấp những khó khăn kinh tế trên toàn cầu vì ảnh hưởng của đại dịch. Điều này không phải tự nhiên mà có, nó đến từ mối quan hệ khăng khít hai chiều giữa kiều bào với đất nước.

Đảng và Nhà nước luôn khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Và có thể thấy dù ở bất cứ nơi đâu, đồng bào ta vẫn luôn hướng về Tổ quốc, gắn bó máu thịt với cội nguồn dân tộc, là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam; là nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Kết luận 12-KL/TW của Bộ Chính trị mới ban hành gần đây về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới có thể thấy hai nội dung được đặt lên hàng đầu là: “thực hiện có hiệu quả chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào Việt Nam ở nước ngoài” và “tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng của nước sở tại, triển khai các biện pháp tổng thể chăm lo, hỗ trợ đồng bào”.

Luận điệu ném đá kiều bào đóng góp cho đất nước

Lượng kiều hối gửi về Việt Nam tăng theo từng năm cho thấy tấm lòng của đồng bào hướng về quê hương. Ngược lại, trong những thời điểm khó khăn kiều bào cũng luôn được đất nước hỗ trợ. Đơn cử như tại các chuyến bay sơ tán công dân từ các quốc gia bị chiến tranh loạn lạc như Iraq trước đây, hay các chuyến bay giải cứu khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Những người Việt đi làm ăn xa quê gặp khó khăn hay rủi ro luôn yên tâm vì Nhà nước sẽ luôn đứng ra đảm bảo mọi quyền lợi cần thiết. Tại một số nước như Campuchia, Nhà nước tạo cơ chế cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các tỉnh giáp biên với nước bạn chủ động hỗ trợ cho bà con kiều bào cũng như bà con nước sở tại khám chữa bệnh miễn phí, hỗ trợ lương thực, hỗ trợ về giáo dục và duy trì bản sắc văn hóa.

Xin hỏi Vũ, kiều bào là một bộ phận của dân tộc Việt Nam, người nhà với nhau giúp đỡ nhau lúc khó khăn thì có gì sai nhỉ. Mà kiều hối bản chất là kiều bào đổ tiền về đầu tư, làm ăn, kết nối giao thương chứ đâu phải là xin cho. Dưới bài viết, một người đọc quá bức xúc đã bình luận: “Kiều bào khác gì doanh nghiệp FDI đâu, thấy lãi thì họ làm. Tiền không có nhưng có những đứa rất hay khuyên người khác tiêu tiền”.

Thật may, đó chỉ là 1 luận điệu lạc lõng của một kẻ chuyên buông lời xuyên tạc. Kiều bào ở nước ngoài và người Việt trong nước tuy hai mà một, luôn có chung một dòng máu của dân tộc Việt Nam, và sự đoàn kết gắn bó này sẽ luôn bền chắc.

An Diễm


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây