Vụ việc ông Cao Minh Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế và Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế bị thi hành quyết định kỷ luật dù đã lâu nhưng vẫn là miếng mời béo bở cho các đối tượng chống phá.
Căn cứ vào kết quả điều tra, Cao Minh Quang và Trương Quốc Cường khi giữ các chức vụ hàng đầu của Bộ Y tế đã thiếu trách nhiệm, thiếu kiểm tra, giám sát, để lưu hành thuốc giả khiến nhiều cán bộ, đảng viên bị kỷ luật và xử lý hình sự, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí tiền, tài sản của Nhà nước và xã hội. Từ đó, gây ảnh hưởng đến chủ trương về bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, gây bức xúc trong xã hội và làm giảm uy tín của tổ chức đảng, ngành y tế.
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Cao Minh Quang. Còn với ông Trương Quốc Cường ngoài bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự cá nhân.
Sự việc xảy ra không chỉ gây mất uy tín của lãnh đạo Nhà nước mà còn gây mất niềm tin của người dân vào chính quyền. Những ý kiến hoài nghi và trái chiều trong dư luận lúc này là hoàn toàn dễ hiểu. Chính vì vậy, việc kỷ luật công khai những cá nhân sai phạm cho thấy sự quyết liệt và nghiêm minh của Chính phủ trong cuộc chiến chống tham nhũng, củng cố kịp thời niềm tin cho nhân dân và cũng là hình thức răn đe của Chính phủ đối với những ai đang mon men, có ý định phạm lỗi. Dù cho, mỗi lần Chính phủ kỷ luật cán bộ chính là một lần tổn thất. Bởi vì, bản thân người cán bộ bị kỷ luật đó cũng là người tài, cũng từng cố gắng rất nhiều mới có thể sở hữu được vị trí đó nhưng chỉ vì vài phút sốc nổi, không kiềm chế được bản năng mà đánh mất đi sự nghiệp một đời xây dựng.
Nỗi đau đó còn ở cơ quan, tổ chức, địa phương của cán bộ bị xử lý. Hẳn không ai vui gì khi đồng chí, đồng nghiệp hoặc cấp trên của mình bị kỷ luật, truy tố, kết án… Xét về mặt xã hội, uy tín của cơ quan, đơn vị ít nhiều bị ảnh hưởng, khi được nhiều người nhớ tới là một trường hợp cụ thể về vi phạm. Nhìn rộng ra hơn, một xã hội, một địa phương có nhiều sai phạm, gắn với những hạn chế, yếu kém trong quản lý, điều hành để dẫn đến những vi phạm không đáng có. Cùng với đó, có thể có những tổn thất về mặt tài sản của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân và các hậu quả khác mang tính vật chất, tính xã hội.
Ta có thể ví việc xử lý đó như cắt bỏ khối u trong một cơ thể, dù đau đớn, để lại di chứng… nhưng nếu không mạnh dạn cắt bỏ thì sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, giải pháp tốt nhất, an toàn nhất vẫn là phòng ngừa các sai phạm, bằng biện pháp tuyên truyền, giáo dục, kiểm tra, giám sát… với các quy định chặt chẽ và việc triển khai thực hiện một cách tự giác, rộng rãi của tất cả cán bộ, đảng viên.
LS Lê
Nguồn: Cánh cò