Dẫn ra các số liệu về tai nạn giao thông và tử vong ngày Tết ở Việt Nam, Phạm Minh Vũ xuyên tạc rằng đó là biểu hiện của xã hội bất ổn, chính trị yếu kém.
Những ngày nghỉ nói chung và Tết nói riêng ở Việt Nam là thời gian phát sinh nhiều tai nạn giao thông và các vụ xô xát nhất. Đơn giản vì đó là thời gian mà mọi người không đi làm, chỉ vui chơi, đi lại và giao lưu, dẫn đến tần suất giao thông và xô xát tăng cao hơn bình thường. Theo thông tin từ cục Quản lý Khám chữa bệnh, bộ Y tế thì trong 6 ngày Tết, cả nước có 24.588 ca khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông, 1.556 ca tử vong, giảm lần lượt 8,9% và 26 ca so với cùng kỳ Tết Tân Sửu 2021. Ngoài ra có 2.838 ca cấp cứu do tai nạn đánh nhau, chiếm 2% trong tổng số cấp cứu của các bệnh viện, 1.245 ca phải nhập viện điều trị/theo dõi và đã có 195 trường hợp tử vong. Đây là con số cao, nhưng diễn ra trong thời kỳ cao điểm nên không phản ánh đúng tình hình trung bình ở Việt Nam.
Các số liệu này còn thấp hơn ở Mỹ, đất nước giàu nhất thế giới và là thiên đường đối với các thành phần chống phá như Phạm Minh Vũ. Theo thống kê thì năm 2021 toàn nước Mỹ có 38000 ca tử vong do tai nạn giao thông, gần 21000 ca tử vong do súng đạn, mỗi giờ trôi qua có 7 người tử vong do bạo lực. Nếu tính trung bình trên số dân thì con số này còn cao hơn cả số trung bình trong ngày Tết của Việt Nam. Vậy liệu có nên gọi nước Mỹ là “rối loạn hay bất ổn” hơn Việt Nam? Có lẽ trừ những kẻ cực đoan chống phá thì không ai vội vã kết luận như vậy, vì các con số này không phải ánh được hết tình hình thực tế.
Đơn cử, số vụ tai nạn giao thông chẳng liên quan gì đến xã hội bất ổn hay không. Tai nạn giao thông ở Việt Nam đến từ nhiều yếu tố, trong đó có việc mọi người sử dụng quá nhiều phương tiện cá nhân, và hạ tầng giao thông còn kém phát triển, trên đường bộ thì ô tô đi chung với xe máy, xe đạp, nếu không cẩn thận rất dễ xảy ra tai nạn. Trong khi đó ở Mỹ và các nước tiên tiến khác thì họ đa số dùng ô tô, tàu điện, xe buýt công cộng, hạ tầng giao thông phát triển hơn, theo lý thuyết là ít tai nạn hơn, nhưng thực tế lại nhiều hơn Việt Nam. Vậy mà Phạm Minh Vũ đã vội lu loa kết luận là Việt Nam bất ổn, không “yên bình”.
Không ai lạ gì Phạm Minh Vũ là một kẻ chống phá ngoan cố lâu nay quen dựa vào những từ ngữ xảo ngôn bịa đặt. Trong những ngày giáp Tết Nhâm Dần, chỉ chộp được vài bức ảnh cụ già bán vé số, em bé ngủ vỉa hè giữa phố phường tấp nập mà Vũ đã nói vống lên là Việt Nam đang đối diện với “tương lai bất ổn ngủ bờ ngủ bụi”. Không ít trường hợp chỉ từ những vụ việc dân sự đơn lẻ mà Vũ quay sang quy kết cả đất nước là yếu kém, chính trị lạc hậu. Nếu cứ kết luận như vậy và theo số liệu thống kê như trên ở nước Mỹ thì mỗi năm nước Mỹ có đến 38.000 lần bất ổn, hơn 20.000 lần chính trị yếu kém. Nhưng Vũ và những kẻ như hắn chưa bao giờ dám thốt ra những lời lẽ như vậy, bởi nếu chê bai nước Mỹ thì đâu còn cớ gì để chống phá Việt Nam.
Cách đưa tin của các đối tượng như Vũ thực chất là đưa ra kết luận trước khi có chứng cứ, bất chất sự việc và sự thật. Chỉ cần thấy thông tin được coi là “có vấn đề là chúng sức nhào nặn, cắt ghép, thêm bớt, bôi đen cốt để công kích, chống phá đất nước và khối đại đoàn kết dân tộc. Khi bài viết của Vũ được Hội Anh em dân chủ đăng tải lại, một độc giả đã vào bình luận rằng: “Thảo nào mà Vũ không dám sống ở Việt Nam, chúc hạnh phúc ở chỗ đang sống”. Gần một trăm triệu đồng bào cả nước đang ngày ngày làm việc cống hiến cho đất nước thì có những người đứng ở bên lề, suốt ngày chỉ biết nhìn vào mặt tối để tự hả hê và có lẽ cũng để tự an ủi cho sự tiêu cực của bản thân. Vũ viết “người Dân Việt Nam thật đáng trách, trách lắm” vì “tội” tin và nghe theo sự lãnh đạo của chính quyền.
Phải thừa nhận với trình độ của một cựu sinh viên ngành truyền hình, văn phong của Phạm Minh Vũ khá tốt. Thế nhưng các bài viết của đối tượng này ngày càng trở nên kém thuyết phục chỉ vì không dựa vào sự thật, mà dần dần giống như những câu chuyện tưởng tượng, từ việc bé xé ra việc to. Tư duy chống phá, xuyên tạc đất nước khiến những kẻ như Vũ đi vào vòng luẩn quẩn, và dần dần sẽ bị xã hội văn minh đào thải.
LS Lê
Nguồn: Cánh cò