Trang chủ Luận bàn - Phản biện Bình luận đầy thành kiến về ngôn ngữ Việt Nam của ông...

Bình luận đầy thành kiến về ngôn ngữ Việt Nam của ông Nguyễn Văn Tuấn

147
0

Ông giáo sư ngành loãng xương Nguyễn Văn Tuấn ở Australia vừa có nhiều bình luận tiêu cực về cách sử dụng ngôn ngữ ở Việt Nam, gọi đó là lối nói “thậm xưng”, “dùng để nhồi sọ”. Bài viết này nhanh chóng được Việt Nam Thời Báo đăng lại.

Bình luận đầy thành kiến về ngôn ngữ Việt Nam của ông Nguyễn Văn Tuấn
Ông Nguyễn Văn Tuấn là một nhà khoa học giỏi, mới được tặng Huân chương Australia

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn là một nhân vật khá nổi tiếng trên mạng xã hội. Trong đại dịch Covid-19, ông có một số bài chia sẻ kiến thức chuyên môn hữu ích, được nhiều người quan tâm và các báo từng đăng lại. Tuy nhiên ngay từ lúc đó nhiều người đã nhận ra ông có những bình luận mang tính cá nhân vượt ra ngoài chuyên môn, nặng về thành kiến và đôi khi lờ đi sự thật. Nổi bật nhất là việc ông thường có các bình luận tiêu cực về vaccine Trung Quốc, chỉ chọn lựa những nghiên cứu bất lợi để đưa ra phân tích. Trong khi đó ông lờ đi sự thật là nhiều quốc gia phát triển như UAE, Hungary đều dùng vaccine này mang lại hiệu quả tốt, và cho đến nay hộ chiếu vaccine Sinopharm của Trung Quốc cũng đã được Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu chấp nhận.

Do quá khứ vượt biên tị nạn sau những biến cố của lịch sử, ông mang nhiều thành kiến với Chính phủ và đất nước Việt Nam. Khi đưa ra quan điểm về ngôn ngữ Việt Nam trong một bài viết mới đây, ông đã dùng những từ ngữ mang nặng tính mỉa mai và thành kiến. Cụ thể, ông gọi một số cách nói ví von của người Việt là ‘đại ngôn’, ‘ngông’, ‘lộng ngôn’, ‘nổ.’ Ông chê bai cách dùng một số ngôn ngữ truyền thông của chính quyền, gọi đó là cách dối trá, “nhồi sọ”. Do thuộc thế hệ cũ, ông không biết được nhiều ngôn từ mới đang sử dụng ở Việt Nam hiện nay và tỏ ra khó hiểu, cho đó là du nhập từ Trung Quốc. Bình luận về những ngôn ngữ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau, nhưng ông lại lấy ngôn từ khoa học làm căn cứ, thể hiện ở việc nêu quan điểm “đó là những ngôn ngữ đại kỵ trong khoa học”.

Bình luận đầy thành kiến về ngôn ngữ Việt Nam của ông Nguyễn Văn Tuấn

Cần phải nói thẳng với ông Tuấn rằng ngôn ngữ chỉ là phương tiện để truyền đạt thông tin. Mỗi người có quyền sử dụng ngôn từ theo quan điểm và ý thích của mình, không có chuyện ngôn ngữ điều khiển hành vi. Ông có thể nói cường điệu, khuếch đại, hay nói bình dân tùy ý, nhưng nếu thông tin trong câu nói của ông đúng thì sẽ được tiếp nhận, sai thì sẽ bị phản bác, bất kể ngôn ngữ như thế nào. Thực tế những ngôn ngữ mà ông kể ra đã được chấp nhận, đi vào đời sống và trở nên quen thuộc là do nó truyền tải thông tin đúng đắn, phù hợp văn hóa lối sống của người Việt Nam, vậy thì đương nhiên nó phải được ủng hộ. Việc dùng thành kiến và cảm tính cá nhân để bình luận là hết sức phiến diện, thiếu tôn trọng người khác. Thử hỏi nếu có người khác cho rằng ông sử dụng ngôn ngữ cũ kỹ, lạc hậu, vô nghĩa thì ông sẽ nghĩ sao?

Nhìn từ khía cạnh khác, có lẽ ông Tuấn cũng bị ảnh hưởng của cái gọi là ảo tưởng mạng xã hội. Đây là triệu chứng của những người ưu thích hoạt động trên mạng, được đám đông cổ vũ bằng nhiều lượt thích, chia sẻ, nên họ bị nghiện và cố nghĩ ra những chủ đề tranh cãi để làm vừa lòng đám đông. Cách đây vài tháng, ông từng có một bài chia sẻ về phân biệt giữa “phán xét và đánh giá”. Ông nói “Phán xét là một phát biểu về ý kiến cá nhân và trong tâm thế chủ quan, và nó hàm chứa cảm tính, tự thị. Còn đánh giá là một phát biểu mang tính mô tả về sự kiện hay sự vật trong tâm thế trung dung và khách quan, nó mang tính khoa học.”, “đánh giá có hàm ý tích cực, còn phán xét có hàm ý tiêu cực”. Đương nhiên là khi đóng vai “nhà đạo đức học”, ông cổ súy cho đánh giá. Còn giờ đây, ông tự cho mình quyền phán xét ngôn ngữ của người khác.

Thực tế, những thông tin lan truyền của ông Tuấn đã không ít lần gây hại. Vì phán xét tiêu cực của ông về vaccine Trung Quốc mà nhiều người tin theo dẫn đến lựa chọn vaccine, không chịu tiêm sớm để nhiễm bệnh và nhập viện hoặc tử vong. Vì phán xét của ông về cách chính quyền chống dịch mà nhiều người không chấp hành, dẫn đến việc giãn cách xã hội kém hiệu quả gây ra nhiều hệ lụy. Và gần đây nhất, ông phán xét việc chính quyền xử lý sai phạm tại Thiền am bên bờ vũ trụ, bênh vực cho các đối tượng phạm tội bằng những ngôn từ phản cảm.

Có thể nói ông Tuấn thuộc thế hệ cũ, những người mang nặng thành kiến với đất nước và không theo kịp diễn biến xã hội. Ông giỏi về chuyên môn, nhưng tiếc rằng lại lợi dụng danh tiếng của mình để có những phán xét phiến diện về xã hội Việt Nam. Dù vậy, đất nước vẫn trân trọng tài năng của những Việt kiều xa quê như ông, trên tinh thần “không định kiến với những người còn định kiến”. Đơn cử là ông được tạo điều kiện để có những trao đổi chuyên môn và công tác với các y bác sỹ cũng như báo chí Việt Nam. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng mời bà con Việt kiều nếu có điều kiện hãy về Việt Nam và chứng kiến cuộc sống thật sự ở đất nước để có những nhìn nhận đúng đắn và bớt đi thành kiến.

Sẽ quá nếu nói ông Tuấn là người xấu, có điều cách phán xét nặng nề thành kiến của ông có thể tạo điều kiện cho các trạng mạng xấu đưa tin để xuyên tạc và chống phá đất nước. Những bà con Việt Nam ở nước ngoài như ông luôn là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, hi vọng ông sẽ về nước nhiều hơn để chứng kiến những điều tốt đẹp và bớt đi những thành kiến không hay của mình.

An Diễm


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây