Trang chủ Tin tức Ra mắt kỷ yếu 'Sự kiện Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh đi...

Ra mắt kỷ yếu 'Sự kiện Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước: Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại'

225
0

Kỉ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911- 5/6/2021), Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo khoa học và ra mắt kỷ yếu “Sự kiện Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước: Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại”.

Ra mắt kỷ yếu 'Sự kiện Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước: Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại'Ngày 17/12, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo giới thiệu đến độc giả những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, chuyên gia thông qua hội thảo và ra mắt cuốn kỷ yếu có chủ đề: “Sự kiện Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước: Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại”.

Theo ban tổ chức, hội thảo có 128 bài tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Đó là những bài viết chất lượng, thể hiện quá trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc của các tác giả. Tuy nhiên, để đánh dấu ý nghĩa đặc biệt của sự kiện kỷ niệm 110 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, ban tổ chức hội thảo quyết định lựa chọn 110 bài trong tổng số các bài tham luận để xuất bản kỷ yếu. 

Tiến sĩ Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh cho biết, cuốn kỷ yếu hội thảo khoa học: “Sự kiện Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước: Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại” có gần 1.000 trang tái hiện một cách chân thực và đầy đủ hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh, cũng như ý nghĩa con đường sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

110 tham luận trong kỷ yếu cũng như 128 bài tham luận gửi tới hội thảo được phân tích dưới những góc độ nghiên cứu và phân tích khác nhau đều góp phần khẳng định: Đã 110 năm trôi qua kể từ ngày Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước, nhưng ý nghĩa to lớn của sự kiện ấy vẫn còn nguyên giá trị; đặc biệt, những di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại đã, đang và sẽ mãi là ngọn đuốc soi đường cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta vượt qua mọi khó khăn, từng bước xây dựng đất nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, “sánh vai với các cường quốc năm châu” đúng như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời.

Dịp này, các tham luận có hàm lượng khoa học cao sẽ cung cấp thêm nhiều luận chứng, luận cứ, bổ sung nguồn tư liệu mới có giá trị, làm sâu sắc thêm những vấn đề có liên quan đến 4 chủ đề chính: Từ thành phố này Người đã ra đi, Hành trình tìm đường cứu nước, Người đi tìm hình của nước và Hồ Chí Minh sống mãi.

Tin, ảnh: Hoàng Tuyết/Báo Tin tức

Ra mắt kỷ yếu 'Sự kiện Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước: Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại'

UNESCO công nhận nghệ thuật cà kheo Bỉ là di sản văn hóa phi vật thể

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 16/12, Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã ghi danh nghệ thuật cà kheo vùng Namur của Bỉ vào danh sách các di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Nguồn: Báo Tin tức

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây