Những ngày gần đây, các hội nhóm, tổ chức “dân chủ” liên tiếp tung ra luận điệu đòi thả tự do cho Châu Văn Khảm. Không biết từ khi nào, một kẻ phạm pháp lại trở thành “người hùng”? Hay chăng, với các “nhà dân chủ”, pháp luật chỉ là trò chơi?
Sự vô pháp vô thiên, thiếu tôn trọng pháp luật của Việt Nam được không ít cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thể hiện. Họ liên tục đưa ra những thông tin sai trái, xuyên tạc hệ thống tư pháp của Việt Nam, đánh lận bản chất các vụ án hình sự. Cùng với đó, những kẻ này cũng tìm mọi cách để gây áp lực cho Việt Nam đòi “thả tự do vô điều kiện” cho những kẻ có hành vi phạm tội, đã bị toà án Việt Nam kết án một cách công khai.
Châu Văn Khảm, bị kết án 12 năm tù do phạm tội “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”. Y là đại diện của cái gọi là cơ sở đảng bộ Sydney kiêm Bí thư đảng bộ Úc Châu của Việt Tân. Năm 2019, Châu Văn Khảm nhập cảnh trái phép vào Việt Nam và cùng một số tay sai trong nước tiến hành các hoạt động chống phá đất nước. Với những chứng cứ đã thu thập được, cơ quan chức năng của Việt Nam có đủ tài liệu, chứng cứ kết án đối với Châu Văn Khảm.
Tuy nhiên, những chiếc “lưỡi cú diều” vẫn liên tục xuyên tạc bản chất vụ án Châu Văn Khảm, kêu gọi sự can thiệp trái quy định của pháp luật quốc tế vào công việc nội bộ của Việt Nam. Cái gọi là “Tổ chức Theo dõi Nhân quyền” – HRW – vừa đưa ra thông cáo báo chí kêu gọi Chính phủ Úc “hối thúc Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn về nhân quyền và trả tự do cho công dân Úc gốc Việt là ông Châu Văn Khảm trước thềm buổi Đối thoại Nhân quyền giữa hai nước”. Cùng với đó, HRW cũng tiếp tục thể hiện bộ mặt hằn học với Việt Nam khi cho rằng “rất nhiều người ở Việt Nam đã bị truy tố chỉ vì thực hành các quyền dân sự và chính trị cơ bản, thứ mà nhiều người Úc thường coi là chuyện tất yếu”. Đồng với, HRW cũng táo tợn đưa ra yêu sách đòi Việt Nam “thả toàn bộ tù nhân chính trị và các nghi can chính trị, bãi bỏ hoặc sửa đổi các điều luật 109, 116, 117, 118 và 331 trong Bộ Luật Hình sự”…
Chiêu trò chống phá Việt Nam dưới vỏ bọc “dân chủ”, “nhân quyền” không phải là mới. Việc HRW tung ra thông cáo như trên thực chất là hành động “ăn bám” sự kiện. Lợi dụng việc Việt Nam – Úc tiến hành đối thoại nhân quyền, những kẻ này đưa ra những thông tin sai trái, tiêu cực nhằm bôi lem, vấy bẩn và gây áp lực cho Việt Nam. Đồng thời, các đối tượng cũng lợi dụng cơ hội này để tìm cách can thiệp cũng như hướng lái nước khác can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Mục đích của những kẻ này không phải là thúc đẩy tự do, dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam. Đó chỉ là cái cớ để mị hoặc, đánh lừa dư luận. Cái đích cuối cùng mà những kẻ này hướng đến là lật đổ chế độ chính trị tại Việt Nam. Để đạt được mục đích đó, vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” đã được lợi dụng và trở thành một mũi nhọn tiến công. Thực tế, ai cũng cần tự do, ai cũng cần dân chủ, ai cũng cần được bảo đảm các giá trị nhân quyền. Vì vậy, các đối tượng xấu tiến hành gieo rắc những thông tin lệch lạc về vấn đề này để đánh lừa người dân. Những vấn đề về dân chủ, nhân quyền rất rộng, bao trùm mọi hoạt động của đời sống xã hội. Trong đó có những quyền là tuyệt đối nhưng cũng có những quyền bị giới hạn vì lý do an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội. Tuy nhiên, các đối tượng xấu đang tuyệt đối hoá các vấn đề dân chủ, nhân quyền; cổ vũ cho một thứ “nhân quyền cao hơn chủ quyền”. Đặc biệt, những kẻ này luôn lấy các giá trị dân chủ, nhân quyền của các nước tư bản để làm thước đó, chuẩn mực, bắt các nước khác phải tuân theo.
Quay lại với vụ việc Châu Văn Khảm, nếu là một quốc gia chính nghĩa, không ai cổ suý, tung hô, cổ vũ, bảo bọc, ủng hộ cho công dân nước mình đi xâm phạm an ninh quốc gia của quốc gia khác. Một người phạm tội thì phải chịu chế tài tương xứng. Do đó, chẳng có lý do gì để Úc phải gây áp lực cho Việt Nam về vấn đề Châu Văn Khảm.
Bảo An
Nguồn: Cánh cò