Trang chủ Luận bàn - Phản biện Đằng sau cái gọi là “tù nhân lương tâm”

Đằng sau cái gọi là “tù nhân lương tâm”

253
0

Từ lâu, các đối tượng chống đối vẫn tích cực sử dụng chiêu bài “tù nhân lương tâm” để tạo cớ tấn công chính quyền. Họ tung ra những luận điệu dối trá, lừa lọc, mị hoặc dư luận; Họ tiến hành các “lễ cầu nguyện” để đánh bóng tên tuổi; Họ kích động tiến hành các cuộc biểu tình để gây rối an ninh…

Xin khẳng định tại Việt Nam không có “tù nhân lương tâm”. Những kẻ được xếp vào nhóm “tù nhân lương tâm” thực chất là những đối tượng có hành vi chống phá đất nước, phạm vào các tội trong nhóm xâm phạm an ninh quốc gia. Vậy nhưng bất chấp sự thật, những chiếc “mõ làng dân chủ” vẫn đổi trắng thay đen, bẻ lái, đánh võng, bẻ cong sự thật. Gần đây, Việt Tân lại làm nóng vấn đề “từ nhân lương tâm” bằng thông tin “Phong trào cầu nguyện Taizé đồng hành cùng Tù nhân Lương Tâm Việt Nam”, “Nhóm Taizé mong rằng chia sẻ được một chút hơi ấm tình người đến cửa ngục tù”

Đằng sau cái gọi là “tù nhân lương tâm”

Tù nhân lương tâm là ai?

Tù nhân lương tâm là một khái niệm mập mờ, chưa rõ ràng. Theo nghiên cứu, khái niệm tù nhân lương tâm (prisoner of conscience) được cho là được đưa ra lần đầu trong bài báo “Những tù nhân bị lãng quên” của tác giả Peter Benenson, đăng trên tờ The Observer ngày 28/5/1961. Theo đó, tù nhân lương tâm được định nghĩa là bất cứ ai bị giam giữ vì lý do chủng tộc, khuynh hướng tình dục, tôn giáo, hay quan điểm chính trị. Hay một cách tiếp cận khác, khái niệm tù nhân lương tâm được hiểu là việc giam giữ bất cứ người nào nhưng không phải vì lý do người đó vi phạm pháp luật.

Chiêu trò bẻ cong sự thật

Trong nhiều năm qua, các thế lực thù địch, phản động, chống đối vẫn liên tục sử dụng cái gọi là “tù nhân lương tâm” để chống phá Việt Nam. Những cái tên cộm cán được xếp vào nhóm “tù nhân lương tâm” có thể kể đến như: Phạm Đoan Trang, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư…

Làm một phép so sánh nhỏ các đối tượng này với khái niệm tù nhân lương tâm ở trên có thể thấy họ không hề có mối liên hệ gì với nhau. Rõ ràng, việc giam giữ, kết án đối với những đối tượng kể trên hoàn toàn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật với tội danh hết sức rõ ràng.

Một điểm chung của nhóm “tù nhân lương tâm” là các đối tượng đều thực hiện các hành vi phạm tội trong nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia. Núp dưới chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, các đối tượng đã làm, phát tán những tài liệu chống phá Đảng, Nhà nước; tiến hành móc nối, đào tạo, huấn luyện, phát triển lực lượng trong nước, thành lập các tổ chức chính trị đối lập… Hành vi của những đối tượng trên đã gây hoang mang dư luận, tác động xấu đến khối đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị.

Vậy nhưng qua góc nhìn, lăng kính của các “nhà dân chủ”, những hành vi vi phạm pháp luật lại được tẩy trắng bằng mục đích hết sức vĩ đại là bảo vệ, thúc đẩy tự do, dân chủ, nhân quyền. Đây là một sự đánh tráo khái niệm, cổ súy cho những kẻ đột lốt “dân chủ”, lợi dụng dân chủ để chống phá đất nước.

Không khó để nhận thấy các đối tượng chống phá đất nước nhận được sự chống lưng, giúp sức không hề nhỏ từ các thế lực thù địch cũng như các cá nhân, tổ chức chống phá trong và ngoài nước. Trước khi bị bắt giữ, các đối tượng này thường xuyên liên hệ, trả lời phỏng vấn, thậm chí tham gia các hội nghị, hội thảo được tổ chức chống phá trong và ngoài nước. Từ đây, các đối tượng cung cấp những thông tin sai trái, lệch lạc, phiến diện về tình hình đất nước, tạo cớ cho các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Sau khi bị bắt giữ, các đối tượng ngay lập tức nhận được sự quan tâm đặc biệt của các thế lực bên ngoài. Không chỉ được xếp vào nhóm “tù nhân lương tâm”, một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, thậm chí là một số quan chức nước ngoài cũng lên tiếng ủng hộ, đòi Việt Nam thả tự do vô điều kiện cho các “con buôn dân chủ”.

Nhìn vào cả quá trình có thể thấy đây là một âm mưu, thủ đoạn nguy hiểm của các thế lực thù địch, phản động nhằm đánh lừa dư luận trong nước và quốc tế; tạo cớ tấn công Việt Nam. Mục đích của những kẻ này là tấn công hướng lái làm thay đổi chế độ chính trị tại Việt Nam.

Xin nhắc lại, Việt Nam hoàn toàn không có cái gọi là “tù nhân lương tâm” mà chỉ có những đối tượng vi phạm pháp luật bị cơ quan chức năng xử lý theo đúng quy định. Việc tiến hành “cầu nguyện cho tù nhân lương tâm” như Việt Tân đề cập ở trên hay việc đòi thả tự do cho “tù nhân lương tâm”, lên tiếng vì “tù nhân lương tâm”… chỉ là những chiêu trò chống phá đất nước.

Bảo An


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây