Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kết thúc tốt đẹp chuyến công du tới Nhật Bản. Có rất nhiều trái ngọt được mang về từ chuyến thăm này mà truyền thông trong và ngoài nước đã nói đến. Tuy nhiên, có một điều vô cùng đặc biệt mà ít người đề cập. Đó là lần đầu tiên, một lãnh đạo Việt Nam gặp gỡ và làm việc với 3 đời Thủ tướng Nhật Bản chỉ trong một chuyến công du.
Chuyến công du Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ vỏn vẹn có 3 ngày nhưng ông đã gặp gỡ với cựu Thủ tướng Abe Shinzo và cựu Thủ tướng Yoshihide Suga. Song song đó là lịch trình làm việc với Thủ tướng đương nhiệm Kishida Fumio.
Ông Abe Shinzo là người có nhiệm kỳ Thủ tướng dài nhất của Nhật Bản. Ông là người có công rất lớn trong việc xây dựng và vun đắp mối quan hệ Việt – Nhật. Điều đó thể hiện từ những năm 2013, khi đón tiếp cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông đã nói những tia sáng mặt trời ở đỉnh núi Phú sĩ là điềm báo cho mối quan hệ Việt – Nhật. Quả thật đúng như vậy, hàng loạt hợp tác kinh tế đã được kí kết. Và ngay khi nhậm chức lần thứ 2, ông Abe cũng chọn Việt Nam là đất nước đầu tiên đến thăm chính thức. Tâm huyết của ông thể hiện rõ ràng nhất khi Nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Nhật Bản năm 2017, ông đã phải xin phép các nghị sỹ cho kết thúc sớm để dự Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Việt Nam. Phải biết rằng, đây là lần đầu tiên và duy nhất cựu Thủ tướng Shizo Abe dự một hội nghị đầu tư để “quảng bá” cho một quốc gia khác. Mối quan hệ tốt đẹp cứ thế được vun đắp ngay cả đến thời điểm ông Abe từ chức vì lý do sức khỏe.
Đến khi cựu Thủ tướng Yoshihide Suga kế nhiệm thì nền tảng ấy vẫn được vun đắp. Vì bản thân ông Suga vốn được coi là cánh tay phải của ông Abe và tất nhiên việc kế thừa di sản của ông Abe là điều không cần bàn cãi.
Và cuối cùng là tân Thủ tướng Kishida Fumio. Được biết, quan điểm đối ngoại của ông Fumio Kishida hầu như không có gì thay đổi so với hai người tiền nhiệm và nhất là ông Shinzo Abe. Bởi ông Fumio dưới thời cựu Thủ tướng Abe là Bộ trưởng Ngoại giao. Những quan điểm, chiến lược ngoại giao của ông Abe chính là do ông Fumio đảm trách. Vậy nên, cũng không quá bất ngờ khi Thủ tướng Phạm Minh Chính là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà ông tiếp đón kể từ khi lên nắm quyền hồi đầu tháng 10. Dù mới gặp nhau chỉ một lần bên lề hội nghị COOP26, nhưng cách Thủ tướng Fumino đón tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính như 2 người bạn thân lâu năm. Cứ nhìn cách 2 cánh tay chạm vào nhau với nụ cười thân thiện là đủ hiểu vì sao có hơn 50 văn kiện giá trị hàng nghìn tỷ USD được kí kết.
Mặc dù Nhật Bản có nền chính trị đa đảng, thế nhưng kể từ khi thành lập từ năm 1955 đến nay, đảng Dân chủ Tự do (LDP) hoàn toàn thống trị đất nước này. Điều này xảy ra không phải trong một hệ thống chuyên quyền, mà trong một nền dân chủ với các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Chính vì vậy, để giành được một vị trí quan trọng trong lòng đất nước, đảng LDP đã phải tự xây dựng cho mình một chiến lược dài hạn, có tầm nhìn. Và dù có thay đổi về mặt con người thì quan điểm đối ngoại của Nhật Bản nói chung và đảng LDP nói riêng là xuyên suốt và nhất quán. Đặc biệt, với kinh nghiệm lãnh đạo đất nước, các cựu Thủ tướng rất được coi trọng và có tiếng nói trong nội bộ đảng LDP. Từ đó, tác động trực tiếp lên các quyết định của Tân Thủ tướng Kishida Fumio.
Vì vậy, cuộc gặp mặt của Thủ tướng Phạm Minh Chính đối với 2 cựu Thủ tướng Nhật Bản, chắc chắc không phải là sự ngẫu nhiên, cũng không phải chỉ là xã giao chào hỏi. Mà ẩn chứa chính là sự khéo léo trong ngoại giao, một cách tinh tế để nhắc về mối quan hệ trên mức bằng hữu đã được dựng xây hàng chục năm qua.
Thu An
Nguồn: Cánh cò