“Tẩy chay vaccine”, chiêu trò nham hiểm mà các thế lực thù địch sử dụng suốt thời gian qua nhằm chọc thủng công tác chống dịch Việt Nam. Lợi dụng tình hình dịch bệnh bùng phát trở lại, một lần nữa, các đối tượng lại xuyên tạc thông tin về vaccine Vero Cero để ra sức chống phá, kích động người dân.
Cụ thể mới đây, Đài Á Châu Tự Do (RFA) đăng tải bài viết: “Tiêm đủ vaccine vẫn chết nhiều: Lời giải cho thần chú vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất”. Vẫn luận điệu cũ, RFA xuyên tạc: “Giới khoa học trong ngoài nước cũng lên tiếng phản biện về sự thiếu minh bạch trong đánh giá, nghiên cứu của các loại vaccine Trung Quốc và chỉ ra hiệu quả bảo vệ rất kém cho người được tiêm”.
Dẫn chứng bằng lời của một tiến sĩ, “Tôi đưa ra lời khuyên là chỉ sử dụng vaccine Trung Quốc khi không có lựa chọn nào khác” để mặc định đó là tiếng nói của giới khoa học là áp đặt, phiến diện. Trong khi đó, đây là loại vaccine đã được tổ chức WHO công nhận và được sử dụng rộng rãi ở rất nhiều nước.
Được biết, Trung Quốc đang cung cấp hỗ trợ vaccine cho 53 quốc gia và xuất khẩu vaccine sang 27 quốc gia. Gần đây, nhiều lô vaccine của Trung Quốc hỗ trợ và xuất khẩu đã có mặt ở các như: Mông Cổ, Ai Cập, Thái Lan, Singapore, Dominica, Bolivia và các nước khác. Sở y tế của nhiều nước có hợp tác tiêm chủng với Trung Quốc đều khẳng định tính an toàn và hiệu quả của vaccine Trung Quốc.
Bên cạnh đó, hiệu quả bảo vệ rất kém cho người tiêm ra sao, là bao nhiêu phần trăm, thiếu minh bạch như thế nào, Đài Á Châu Tự Do lại không trả lời được.
Theo các nghiên cứu gần đây, vaccine AstraZeneca đạt hiệu quả bảo vệ đạt 82% sau khi tiêm mũi 2, giảm 74.5% nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng đối với biến chủng Alpha, giảm 67% nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng đối với biến chủng Delta.
Vaccine Pfizer có hiệu quả bảo vệ đạt 95% sau khi tiêm mũi 2, giảm 93.7% nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng đối với biến chủng Alpha; giảm 88% nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng đối với biến chủng Delta. Đối với vaccine Sinopharm Trung Quốc, hiệu quả ước tính với người nhiễm Covid 19 có triệu chứng là 78,1% trong các thử nghiệm lâm sàng.
Như vậy, không có vaccine nào hiệu quả 100%. Vaccine chỉ có tác dụng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nặng. Đối với các biến thế nguy hiểm hơn như Delta, người tiêm 2 mũi vaccine vẫn có thể bị mắc. Đơn cử tại Anh, dù 75% dân số trưởng thành đã được tiêm vaccine đầy đủ nhưng số ca tử vong liên quan đến Covid 19 vẫn ở mức cao nhất kể từ tháng 3.
Như vậy, dù có tiêm đầy đủ 2 mũi bất kỳ loại vaccine nào, người dân vẫn có nguy cơ lây nhiễm. Việc đưa ra các thông tin thiếu cơ sở, xuyên tạc chiến lược tiêm vaccine Việt Nam là âm mưu không hề mới của RFA. Bằng cách xuyên tạc thông tin, các đối tượng kích động người dân, làm suy giảm niềm tin và phá vỡ chiến dịch bảo vệ sức khỏe cho người dân của Chính phủ.
Trước nguồn thông tin tràn lan trên mạng xã hội, người dân cần đề cao cảnh giác, tránh rơi vào bẫy tâm lý các đối tượng chống phá. Đặc biệt trong tình hình đại dịch phức tạp, người dân cần chọn đọc thông tin kỹ càng, lắng nghe và thực hiện các khuyến cáo Bộ Y tế. Tránh tâm lý chủ quan, đồng thời không chia sẻ các nguồn thông tin phản khoa học để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Đinh Thảo
Nguồn: Cánh cò