Vừa qua, đối tượng Đỗ Nam Trung đã bị khởi tố vì tội “Làm, tàng trữ, phát tán, hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá nhà nước”. Khỏi phải nói các thế lực thù địch hải ngoại đã điên cuồng như thế nào để bao biện, đòi thả Trung.
13 trong số 16 bài viết, 6 trong số 8 video và file âm thanh được đăng tải ở tài khoản Đỗ Nam Trung bị kết luận là “có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân và xúc phạm lãnh tụ”, tức là đủ chứng cứ kết tội. Nhưng trang mạng RFA lại xoáy vào số ít bài viết và video còn lại được kết luận “không đủ chứng cứ”. Trong khi đó, tổ chức “Hội Anh em dân chủ” lại chĩa mùi dùi vào tội danh “xúc phạm lãnh tụ” là mơ hồ, cho rằng đó chỉ là cái cớ để bắt Đỗ Nam Trung mà thôi.
Lẽ thường, chỉ cần một bằng chứng phạm tội là đã quá đủ để khởi tố bị can. Đỗ Nam Trung có tới 13 bài viết và 6 video bị kết luận vi phạm pháp luật thì đã là quá nhiều, không gì có thể bao biện được nữa.
Thực tế, Đỗ Nam Trung từ lâu đã được biết đến là gương mặt quen thuộc của một số tổ chức, hội nhóm chống đối như Hội anh em dân chủ, No-U FC, Voice. Trung thường xuyên tham gia các hoạt động chống phá với nhiều phát ngôn, bài viết hay trả lời phổng vấn có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền chống Nhà nước.
Trước đó năm 2015, Trung bị tuyên án về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” cùng với các nhà “dân chủ” khác như Phạm Minh Vũ, Nguyễn Phương Anh.
Cũng nói luôn, chúng ta đã tham gia Công ước về các quyền dân sự chính trị (ICCPR). Cần nhớ, Điều 1 của Công ước này ghi rõ: “1. Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá”. Trên cơ sở này, Việt Nam đã ban hành đầy đủ các điều luật theo đúng tinh thần của Công ước, vừa phù hợp với thực tiễn ở nước ta. Những kẻ chống phá như RFA hay “Hội anh em dân chủ” lúc nào cũng luôn mồm nói Việt Nam đã tham gia Công ước nhưng vẫn “vi phạm” nhiều khả năng chưa đọc một chữ nào của Công ước này.
Mới đây, Đại hội XIII cũng xác định: “Tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp năm 2013; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm công dân đối với xã hội”. Từ khi Hiến pháp năm 2013 được thông qua đến nay đã có hơn 100 luật, bộ luật có liên quan đến quyền con người được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung.
Theo Báo cáo của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) năm 2018, Việt Nam thuộc nhóm trung bình cao về Chỉ số phát triển con người (xếp hạng 116/189 quốc gia); Chỉ số bình đẳng giới (xếp hạng 67/160 quốc gia). Đại dịch Covid-19 cũng thể hiện rõ ràng phương châm đặt ưu tiên bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân lên hàng đầu, với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Trong một xã hội có đầy đủ dân chủ, tự do, mọi người có đầy đủ điều kiện để học tập, làm việc, mưu cầu hạnh phúc thì việc Đỗ Nam Trung tự chọn con đường lạc lõng, phá hoại nhưng lại luôn được bao biện, phá hoại.
Nói thêm về tội “xúc phạm lãnh tụ”. Đặc thù của đời sống, văn hóa Việt Nam là luôn kính trọng thế hệ đi trước, các danh nhân, lãnh tụ có nhiều đóng góp với đất nước. Chúng ta thấy tên các danh nhân, lãnh tụ được đặt làm tên đường phố, trong các đình, chùa, hay trên tờ tiền như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hình ảnh, danh nhân, lãnh tụ vì vậy gắn liền với hình ảnh của đất nước, đó không những là giá trị về tinh thần mà còn mang cả giá trị về danh dự, uy tín của Tổ quốc. Vì vậy, xúc phạm chân dung lãnh tụ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; với hành vi xúc phạm hình ảnh, danh dự lãnh tụ, lãnh đạo; cấu thành tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được quy định tại điều 331 Bộ luật Hình sự 2015.
Rõ ràng, luận điệu của RFA hay “Hội Anh em dân chủ” không hẳn nhằm gỡ tội cho một cá nhân đơn lẻ như Đỗ Nam Trung. Mục đích chính của chúng là thông qua một nhân vật đối kháng để vu vạ, bôi nhọ Việt Nam, đồng thời xúi giục, kích động, chống phá Việt Nam.
An Diễm
Nguồn: Cánh cò