Trang chủ Luận bàn - Phản biện Đừng tách rời an ninh tôn giáo và an ninh quốc gia

Đừng tách rời an ninh tôn giáo và an ninh quốc gia

213
0

An ninh tôn giáo là một bộ phận quan trọng cấu thành nên an ninh quốc gia. Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tôn giáo của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, nhiều đối tượng xấu lại cố tình xuyên tạc, gây chia rẽ khối đoàn kết tôn giáo nhằm mục đích chống phá nền hoà bình, ổn định của đất nước.

Đừng tách rời an ninh tôn giáo và an ninh quốc gia

Thời gian vừa qua, hoạt động chống phá trên lĩnh vực tôn giáo được các đối tượng xấu tích cực sử dụng dưới nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau. Một mặt, các đối tượng xấu tìm cách xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về tôn giáo tại Việt Nam. Mặt khác, những kẻ này gia tăng việc công kích, hướng lái, gây chia rẽ mối đoàn kết giữa các tôn giáo với nhau, giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo, thậm chí là giữa các hệ phái trong cùng một tôn giáo. Lợi dụng niềm tin của giáo dân, lợi dụng giáo lý, giáo luật cũng như các hoạt động sinh hoạt tôn giáo, các đối tượng xấu đã truyền bá những nhận thức lệch lạc, phiến diện về tôn giáo để gây phương hại cho đất nước.

Nằm trong chuỗi các hoạt động chống phá núp dưới vỏ bọc tôn giáo, gần đây trang mạng Chân trời mới media và Luật khoa tạp chí tung ra bài viết với tiêu đề “Giáo hội Phật giáo Việt Nam sau 40 năm thành lập: thuận theo chính quyền, nghịch lại chân kinh” với nhiều luận điệu độc hại như: “Ngày nay, chính quyền Việt Nam không cho phép Phật giáo được sinh hoạt độc lập; chỉ có Phật giáo theo ý chính quyền mới được cho phép”, “Từ những năm 1980 đến cuối những năm 1990, chính quyền Việt Nam đã dàn xếp lại trật tự của các tổ chức tôn giáo”, “Phật giáo bị đặt lên đầu chiếc vòng kim cô thắt chặt thứ mà họ đã từng đổ máu để tranh đấu: quyền tự do tôn giáo”… Một cách báng bổ tôn giáo, các đối tượng rêu rao rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam là “sư quốc doanh”. Song song với việc phê phán, dựng chuyện, đả kích Phật giáo trong nước, các đối tượng cũng tích cực “tô son, vẽ phấn”.

Rõ ràng, các đối tượng xấu đang cố tình xuyên tạc, bôi lem, vấy bẩn Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đây là hành động xúc phạm tôn giáo, không thể chấp nhận được.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một tổ chức hợp pháp, đại diện cho tăng, ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước. Theo thống kê, hiện nay trên toàn quốc có 18.544 cơ sở tự viện; 54.169 tăng ni, gồm: 40.095 Bắc tông; 7.028 Nam tông Khmer, 08 tu nữ; 1.754 Nam tông kinh (1.100 chư Tăng, 654 Tu nữ); 5.284 khất sĩ và hàng chục triệu tín đồ Phật tử tu học thường xuyên tại các cơ sở tự viện.

Trong mối quan hệ với Phật giáo thế giới, giáo hội đã trở thành thành viên của các tổ chức Phật giáo lớn như: Thành viên sáng lập Liên Minh Phật giáo thế giới (Ấn Độ), Hội Phật giáo Thế giới truyền bá Chánh pháp, Hội đệ tử Như Lai Tối thượng (Sri Lanka), Ủy ban Quốc tế Đại lễ Vasak Liên Hợp Quốc (Thái Lan), Ủy ban Đại học và Cao đẳng Phật giáo Thế giới tại Thái Lan, thanh viên Hội Sakyadhita thế giới…

Điểm lại những thông tin như trên để thấy, giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thực hiện tích cực vai trò của mình trong việc truyền bá đạo phật trong và ngoài nước, được cộng đồng quốc tế thừa nhận.

Câu hỏi đặt ra là hà cớ gì các đối tượng cứ mãi xuyên tạc, phủ nhận vị trí, vai trò của giáo hội Phật giáo Việt Nam?

So với một số tôn giáo khác, có lẽ giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn là cái “gai trong mắt” của các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị. Điều này xuất phát từ việc những kẻ này không có cơ hội để lũng đoạn, sử dụng Phật giáo vào các hoạt động chống phá.

Nhìn lại lịch sử, dễ dàng nhận thấy Phật giáo là tôn giáo lớn, có lịch sử lâu đời nhất tại Việt Nam. Với khoảng 2.000 năm gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, Phật giáo đã hòa quyện với văn hóa dân tộc, trở thành thành tố văn hóa của dân tộc. Phật giáo luôn đồng hành, chứng kiến nhiều sự kiện thăng trầm của lịch sử Việt Nam. Từ cuộc đấu tranh chống xâm lược, đồng hoá của phương Bắc đến kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Phật giáo đều có đống góp lớn. Không chỉ những người theo đạo Phật, ngay cả người dân không theo đạo cũng có cảm tình lớn với Phật giáo. Theo thống kê, khoảng 60% dân số cả nước là những người yêu mến đạo Phật.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động với phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Chính vì Phật giáo luôn đóng góp tích cực vào việc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, luôn răn dạy phật tử phải sống “tốt đời, đẹp đạo” nên các đối tượng xấu không ngừng tìm cách chống phá Phật giáo.

Thực tiễn là minh chứng rõ ràng nhất chứng minh các nhận định được các đối tượng xấu đưa ra là sai. Và cũng nói thêm, sở dĩ Phật giáo tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ là do Phật giáo luôn hướng người mọi người đến các giá trị chân – thiện – mỹ, yêu chuộng hoà bình, tôn trọng Tổ quốc.

Bảo An 


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây