Trang chủ Luận bàn - Phản biện Chữ ký khen thưởng của Chủ tịch nước và “thuyết âm mưu”...

Chữ ký khen thưởng của Chủ tịch nước và “thuyết âm mưu” bóp méo sự thật

212
0

Luật thi đua khen thưởng sửa đổi năm 2013 có hiệu lực, đã phát huy vai trò lôi cuốn, thúc đẩy, khuyến khích người dân tham gia các phong trào “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Tuy nhiên, ngày 24/10 vừa qua, đối tượng “Tung Do” đã đăng tải bài viết ” Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận làm Chủ tịch nước ‘ký khen thưởng mỏi tay’”. Y đã suy diễn, bóp méo thực trạng công tác thi đua khen thưởng ở nước ta, sau đó tiếp tục đưa ra những luận điệu xuyên tạc về vị trí, vai trò của cán bộ, lãnh đạo nước ta.

Chữ ký khen thưởng của Chủ tịch nước và “thuyết âm mưu” bóp méo sự thật
Chủ tịch nước: “Một số ngành tôi mỏi tay vì ký khen thưởng”.

Mở đầu bài viết, đối tượng Tung Do đã sử dụng thông tin của một bài báo được đăng trên báo Giao thông ngày 23/10, sẽ chẳng phải bàn cãi nhiều nếu y không đưa ra suy diễn rằng đây là “bằng chứng” của việc “trao bằng khen vô tội vạ” ở Việt Nam. Lợi dụng phát biểu của Chủ tịch nước, đối tượng đã rêu rao những luận điệu trái ngược hoàn toàn với sự thật. Trong khi để được khen thưởng, được trao bằng khen thì các tổ chức và cá nhân đó phải có thành tích tiêu biểu và phải tuân theo quy trình thi đua khen thưởng đã được quy định thì y có cơ sở gì, dẫn chứng nào để cho rằng việc trao khen thưởng ở Việt Nam là “vô tội vạ”. Hắn đã cố tình phản ánh sai, phản ánh không đúng sự thật về thực trạng khen thưởng nước ta.

Chữ ký khen thưởng của Chủ tịch nước và “thuyết âm mưu” bóp méo sự thật
Luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của đối tượng “Tung Do”.

Công việc của Chủ tịch nước rất nhiều, các hoạt động lễ tân cấp Nhà nước và trao bằng khen, huân chương cho các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu cũng là một phần công việc của họ. Những hoạt động này thường được báo chí đưa tin, vì vậy đối tượng Tung Do ghi nhận đó là những hoạt động chủ yếu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sau nửa năm đảm nhiệm là hoàn toàn phiến diện, là suy đoán cá nhân và rất vô lý.

Tiếp theo, trong bài viết, y còn một lần nữa đưa ra luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật một cách trơ trẽn như sau: “Vô tình thừa nhận suy đoán của công luận rằng một số bằng khen, huân chương do Chủ tịch nước trao tặng có thể mua bằng tiền hoặc nhờ quan hệ”. Nhưng chỉ cần tỉnh táo để xem xét, chúng ta sẽ hiểu rằng khi nhắc đến việc “có hiện tượng chạy thành tích khen thưởng”, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã thẳng thắn chỉ ra việc có một số tổ chức và cá nhân mắc bệnh thành tích, muốn có nhiều khen thưởng, háo danh, điều này cần phải được ngăn chặn. Còn một vài con sâu dùng tiền, dùng quan hệ để mua, để xin thành tích có tồn tại, nhưng số lượng rất rất ít và sẽ nhanh chóng bị tổ chức, bị xã hội phát hiện, tố giác nếu thực sự không xứng đáng. Vấn đề này đã được cán bộ, lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta nhìn nhận đúng, đánh giá đúng và có biện pháp xử lý nghiêm minh. Trong bài viết, y đã dẫn chứng thông tin báo Người Lao động về phát ngôn của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong đánh giá đúng hạn chế, khuyết điểm công tác thi đua khen thưởng.

Trong bài viết của đối tượng này, hắn đã vu khống, bịa đặt rằng Chủ tịch nước ráo riết “chạy đua” giành ảnh hưởng với Thủ Tướng Phạm Minh Chính. Thông tin này là hoàn toàn bịa đặt và vô căn cứ. Công tác phòng chống dịch là công tác của cả hệ thống chính trị và người dân, không phải là trách nhiệm của riêng của Chính phủ như đối tượng Tung Do đã bịa đặt. Có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị với những biện pháp phù hợp đã giúp đất nước ta từng bước kiểm soát dịch bệnh, khôi phục lại nền kinh tế.

Để minh hoạ cho luận điệu “Chủ tịch nước đang chạy đua giành ảnh hưởng”, y còn viết Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc “dẫn trước về công tác đối ngoại” khi có nhiều chuyến công tác ở nước ngoài nhiều hơn Thủ tướng Phạm Minh Chính. Quá trình các nguyên thủ quốc gia của chúng ta đến thăm và làm việc tại nước ngoài đều có những kế hoạch, chương trình cụ thể và được chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước. Mỗi chuyến công tác nước ngoài đều có vị trí, vai trò riêng. Vì vậy, số lượng chuyến công tác nước ngoài của Chủ tịch nước phụ thuộc vào nhiệm vụ, chức năng của các chuyến thăm. Đối tượng Tung Do đưa ra suy diễn cá nhân của y như vậy thật khập khiễng, không chút thuyết phục.

Có thể nhận ra rằng, đối tượng đã cố tình vịn vào câu nói của Chủ tịch nước để lồng ghép “thuyết âm mưu”, rêu rao những luận điệu phi logic, trái sự thật, phóng đại khuyết điểm, hạn chế trong công tác thi đua khen thưởng nước ta. Sau đó y còn cố tình bịa đặt, vu khống sự tranh giành vị thế, ảnh hưởng giữa các nguyên thủ quốc gia một cách phiến diện, vô căn cứ. Người đọc phải thật cảnh giác, tích cực đấu tranh phản bác những luận điệu mà y đưa ra nói riêng và những thông tin xấu độc, bịa đặt đăng tải trên các trang mạng xã hội nói chung. Đặc biệt, chúng ta cần tích cực thực hiện phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa và lôi cuốn, khuyến khích mọi người cùng tham gia.

Hoàng Chung


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây