Trang chủ Luận bàn - Phản biện Cảnh giác với luận điệu kích động “phân chia loại người dân”

Cảnh giác với luận điệu kích động “phân chia loại người dân”

204
0

Vừa qua, tài khoản Nguyễn Đình Cống đăng tải bài viết: “Có nên tin hay không”. Bài viết đưa ra những luận điệu vô lý, thiếu cơ sở, gây ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào chính quyền. 

Cảnh giác với luận điệu kích động “phân chia loại người dân”
Người dân khó khăn được nhận hỗ trợ mùa dịch từ chính quyền TP.HCM

Điểm vô lý khi phân chia các “loại dân”

Trong bài viết “Có nên tin hay không”, Nguyễn Đình Cống đã phân chia “loại người dân” một cách thiếu bình đẳng. Theo đó, hiện tại trong xã hội, có những “loại dân” sau: “Dân loại A nhận được nhiều quyền lợi của chế độ, được ưu đãi, tuyệt đối tin tưởng vào chính quyền; Dân loại B gồm những người lao động bình thường, quan tâm nhiều đến đời sống vật chất, buộc phải nghe theo chính quyền chứ chưa chắc đã tin; Dân loại C gồm tầng lớp trung lưu, tri thức, văn nghệ sĩ, đời sống vật chất tạm đủ, quan tâm nhiều đến tự do, dân chủ. Một số người có trình độ dân trí cao, bất đồng chính kiến, thích phản biện, bị chính quyền cho là thế lực thù địch.

Việc phân chia “loại dân” của Nguyễn Đình Cống hết sức vô lý, gây chia rẽ nội bộ trong xã hội. Tại Việt Nam, mọi công dân đều có quyền bình đẳng, quyền được sống, được làm việc, được bảo vệ bởi pháp luật. Điều này đã được quy định rõ trong Hiến pháp. Không có chuyện Việt Nam chỉ quan tâm đặc biệt đến một bộ phận người dân mà bỏ qua lợi ích những người còn lại.

Cảnh giác với luận điệu kích động “phân chia loại người dân”
Bộ đội hỗ trợ cho người dân TP.HCM trong những ngày giãn cách

Lại nói nói rằng, “dân loại C bao gồm tầng lớp trung lưu, tri thức, văn nghệ sĩ, bất đồng chính kiến, thích phản biện, bị chính quyền coi là thế lực thù địch”. Vậy, đó là những ai? Nên nhớ rằng, một người tri thức, một người nghệ sĩ chân chính muốn thực hiện trách nhiệm xã hội tốt trước hết, họ phải là một công dân tốt, tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật. Họ có thể thể hiện tư tưởng, tình cảm của bản thân về con người, cuộc sống thông qua tác phẩm của mình. Nhưng, tác phẩm nghệ thuật phải mang giá trị tốt đẹp, chứ không phải làm rối loạn xã hội, rối loạn chính trị, hoang mang người dân.

Do đó, nói thẳng các cơ sở phân chia “loại dân” của ông Cống không đúng, sai với Hiến pháp Việt Nam. Việc phân chia này gây ra sự chia rẽ nội bộ xã hội, tạo suy nghĩ bất bình đẳng cho người dân. Từ đó gây nên cái nhìn lệch lạc cho dân chúng.

Quy chụp lãnh đạo chỉ tiếp nhận ý kiến một chiều

Cảnh giác với luận điệu kích động “phân chia loại người dân”

Tiếp đó, Nguyễn Đình Cống còn xuyên tạc rằng, “Từ trước đến nay, các lãnh đạo chủ yếu chỉ gặp dân qua các buổi tiếp xúc cử tri… Những người tham dự được lựa chọn cẩn thận, chủ yếu từ loại A”. Sau đó, quy chụp “Lãnh đạo “chỉ nghe ý kiến từ một phía, một chiều, thể hiện một phần sự thật”.

Không biết Nguyễn Đình Cống đã theo dõi ở đâu, trên kênh nào, những ai “lựa chọn, phân loại dân” để gặp lãnh đạo. Nhưng, nhìn vào thực tế, người thật, việc thật, ta thấy những dòng sự kiện sau: “Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất công tác chống dịch tại phường Thanh Xuân”. Tại đây, Thủ tướng đã trực tiếp trao đổi, kiểm tra giấy đi đường một shipper, 4 cửa hàng thiết yếu, 1 cửa hàng điện thoại di động trên đường Nguyễn Trãi; Sáng 30/8, “Phó thủ tướng Vũ Đức Đam gặp gỡ, động viên shipper, công nhân vệ sinh môi trường, người dân một số tuyến đường, khu dân cư Thành phố Hồ Chí Minh”;… Vậy, tất cả các chuyến đi kiểm tra, gặp gỡ đó đều được sắp xếp từ trước? Những chuyến đi thực tế đó, Thủ tướng và Phó Thủ tướng Việt Nam chỉ gặp “dân loại A” và nghe “sự thật dối trá” như Nguyễn Đình Cống chia sẻ hay sao?

Cảnh giác với luận điệu kích động “phân chia loại người dân”
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra đột xuất công tác phòng chống dịch ở Hà Nội

Nguyễn Đình Cống bao biện rằng: “Nếu không thay đổi cách họp tiếp xúc cử tri thì làm sao nghe được tiếng nói người khác”. Ông oán trách rằng nhiều lần đã viết thư gửi đến Văn phòng Chính phủ mà không gửi được. Vì vậy, ông mất niềm tin vào lãnh đạo nhà nước, đặc biệt là từ lời kêu gọi của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa qua. Vậy, ông đã ở đâu trong 10 buổi “Dân hỏi- Thành phố trả lời”? Ông đã ở đâu khi Chủ tịch Phan Văn Mãi livestream tương tác “chính quyền- nhân dân”; “lãnh đạo- người dân”?

Tự xưnglà “một nhà tri thức” với fanpage gần 79,000 lượt theo dõi, thay vì đưa ra những thông tin hữu ích, Nguyễn Đình Công lại đưa ra bài viết với lập luận vô lý, thiếu cơ sở, tạo nên cái nhìn lệch lạc của một bộ phận người dân. Song song với sự phát triển của mạng xã hội, ngày càng nhiều các bài viết thể hiện quan điểm vô lý, chủ quan và sai lệch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin nhân dân vào đất nước. Vì vậy, người dân cần hết sức cẩn trọng và tỉnh táo, chọn lọc thông tin kỹ càng để tránh lệch lạc tư tưởng.

Đinh Thảo


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây