Công nghệ tên lửa hành trình mới của Triều Tiên: đã tiếp cận với nước đứng đầu thế giới

Công nghệ tên lửa hành trình mới của Triều Tiên: đã tiếp cận với nước đứng đầu thế giới

Ngày 13/9, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) phát đi thông cáo báo chí cho biết quân đội nước này đã phóng thử thành công một loại tên lửa hành trình mới trong hai ngày 11-12/9.

Công nghệ tên lửa hành trình mới của Triều Tiên: đã tiếp cận với nước đứng đầu thế giới

Nói Triều Tiên phóng tên lửa là chiêu trò chính trị – “Chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”

Được biết tên lửa hành trình bay theo quỹ đạo bay hình elip và hình số tám được xác định trước trong phần lãnh thổ và lãnh hải của Triều Tiên – sau khi bay với tổng cộng 7.580 giây, tên lửa đã đánh trúng mục tiêu chính xác ở khoảng cách 1.500 km.

Vụ thử thành công tên lửa hành trình cho thấy Triều Tiên đã trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới có thể phát triển tên lửa hành trình. Nhưng nguồn gốc tên lửa hành trình của Triều Tiên đến từ đâu, thì vẫn là dấu hỏi?

Hiện tại, truyền thông thế giới đưa tin về tên lửa hành trình của Triều Tiên chủ yếu tập trung vào ý nghĩa chính trị của chúng, như vậy là “chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”.

Công nghệ tên lửa hành trình mới của Triều Tiên: đã tiếp cận với nước đứng đầu thế giới
Hình ảnh thử tên lửa hành trình của Triều Tiên hôm 11-12/9 vừa qua.

Cần lưu ý rằng tên lửa hành trình có thể thay thế đầu đạn thông thường bằng đầu đạn hạt nhân. Do đó, vụ thử tên lửa hành trình cũng có thể gửi tín hiệu mạnh mẽ tới Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ – buộc cả ba nước phải quay lại con đường đàm phán hòa bình.

Ở cấp độ quân sự, Triều Tiên trước đây chỉ có tên lửa đạn đạo, thứ có sức răn đe lớn hơn nhưng lại có nhược điểm là chỉ có thể tấn công theo hướng cố định và dễ bị radar đối phương phát hiện.

Tên lửa hành trình có thể lựa chọn tấn công vào khu vực không được bảo vệ bởi lưới lửa phòng không (ví dụ bằng cách đi đường vòng trên biển) do đó làm tăng ngân sách phòng thủ tên lửa của đối phương.

Công nghệ tên lửa hành trình mới của Triều Tiên: đã tiếp cận với nước đứng đầu thế giới
Vụ máy bay không người lái (UAV) và tên lửa hành trình Houthi tấn công vào cơ sở dầu mỏ ở Arab Saudi năm 2019 đã khiến ngành công nghiệp dầu mỏ của nước này thiệt hại nặng nề.

Tên lửa hành trình của Triều Tiên đến từ đâu?

Trái ngược với những ý nghĩa chính trị trên, hiện có rất ít nghiên cứu thực sự về tính năng loại tên lửa hành trình của Triều Tiên – do Bình Nhưỡng tự nghiên cứu phát triển, hay có sự giúp đỡ của quốc gia khác?

Ngạn ngữ phương Tây có câu, thành Rome không được xây dựng trong một ngày. Tương tự, việc phát triển tên lửa hành trình của Triều Tiên không thể hoàn thành trong một sớm một chiều, phải “có bột mới gột lên hồ”.

Do đó, cần phải xem xét khả năng Triều Tiên có sự hỗ trợ của các lực lượng bên ngoài và đây có thể là Iran.

Giữa Triều Tiên và Iran, đã có truyền thống trong các hoạt động trao đổi thương mại quân sự. Kể từ khi bùng nổ Cách mạng Hồi giáo ở Iran năm 1979, Triều Tiên và Iran, những quốc gia luôn bị Mỹ và phương Tây thi hành các biện pháp cấm vận.

Vào những năm 1990, sau khi Liên Xô sự sụp đổ, Ukraine thừa hưởng kho tên lửa hành trình phóng từ trên không Kh-55 của Liên Xô.

Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2001, Progress, một công ty con của công ty buôn bán vũ khí quốc doanh Ukrspetsexport (Ukraine), đã xuất khẩu Kh-55 sang Iran.

Công nghệ tên lửa hành trình mới của Triều Tiên: đã tiếp cận với nước đứng đầu thế giới
Một vụ chuyển lậu vũ khí được cho là tên lửa Kh-31 từ Ukraine tới Iran bị phát hiện vào năm 2018.

Mặc dù Iran luôn phủ nhận việc họ mua được Kh-55 thông qua Ukraine – nhưng tên lửa hành trình do Iran phát triển sau này gần như là bản sao của Kh-55.

Iran hiện có hai mẫu tên lửa hành trình tấn công mặt đất chính là Soumar và Hoveyzeh.

Trong số đó, Soumar là mẫu phóng từ xe phóng mặt đất, ra mắt năm 2012 và chưa được sản xuất hàng loạt. Còn Hoveyzeh là một phiên bản phát triển từ Soumar, ra mắt vào năm 2019. Theo Iran, tên lửa có tầm bắn hơn 1.350 km.

Nhìn về ngoại hình, dù là tên lửa hành trình Soumar hay Hoveyzeh thì về cơ bản chúng đều giống với Kh-55. Cả hai đều sử dụng động cơ phản lực gắn ngoài và cánh lái đuôi tam giác.

Điểm khác biệt chính là tên lửa Kh-55 của Liên Xô được phóng từ trên không – tức là không cần động cơ tăng áp.

Iran không có oanh tạc cơ hoặc cường kích thích hợp để phóng tên lửa hành trình, vì vậy Saumar đã bổ sung thêm động cơ phóng, sử dụng nhiên liệu rắn để phóng từ mặt đất.

Về tốc độ bay của tên lửa, dữ liệu chính thức của Kh-55 là từ 200 đến 230 mét/giây.

Theo thông cáo báo chí của KCNA, tên lửa hành trình của Triều Tiên đã bay 1.500 km trong 7.580 giây – tức là tốc độ trung bình khoảng 198 mét/giây, về cơ bản giống với Kh-55.

Tên lửa của Triều Tiên có tốc độ thấp hơn nhiều so với tốc độ Mach 0,75 đến Mach 0,95 của các tên lửa hành trình cận âm chủ đạo trên thế giới như Tomahawk, AGM-86, AGM-158 và Storm Shadow. Điều này cũng giải thích nguồn gốc kỹ thuật của tên lửa hành trình của Triều Tiên.

Theo dòng thời gian, Iran có được Kh-55 và một số dữ liệu kỹ thuật của nó vào năm 2001, và sau đó họ mất khoảng 10 năm để sao chép ra một tên lửa tương tự. Và Iran phải mất thêm 7 năm nữa để sửa lỗi, nâng cấp và nội địa hóa các bộ phận quan trọng của tên lửa.

Quan sát tên lửa hành trình của Iran và của Triều Tiên và Iran đều sử dụng động cơ phản lực cánh quạt nhỏ, thay vì động cơ phản lực. Và từ các yếu tố từ hình dáng, đến động cơ có thể suy đoán nguồn gốc tên lửa hành trình của Triều Tiên, có lẽ nó chính là tên lửa Hoveyzeh của Iran.

Công nghệ tên lửa hành trình mới của Triều Tiên: đã tiếp cận với nước đứng đầu thế giới
Tên lửa Soumar của Iran (trên) và Kh-55 (dưới).

So với tên lửa hành trình Hoveyzeh, khác biệt lớn nhất của tên lửa hành trình Triều Tiên là động cơ của nó không phải là gắn bên ngoài, mà sử dụng thiết kế động cơ bên trong, giống như tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ.

Cách bố trí hai động cơ cho thấy ý tưởng thiết kế khác nhau của tên lửa Triều Tiên, một biến thể của Kh-55 và Tomahawk.

Kh-55 được thiết kế phù hợp với việc phóng từ trên không, có nghĩa là kích thước của nó không cần bị giới hạn bởi đường kính của ống phóng. Đồng thời, động cơ lắp ngoài không yêu cầu thiết kế đặc biệt của cửa nạp động cơ, và hiệu suất cửa nạp cao hơn so với động cơ lắp trong.

Ngược lại, tên lửa Tomahawk của Mỹ ban đầu được thiết kế sử dụng từ ống phóng từ tàu nổi và tàu ngầm, nên tên lửa thường lưu trữ trong ống phóng. Việc sử dụng động cơ bên ngoài sẽ làm tăng kích thước tên lửa, không có lợi cho việc bảo quản trên tàu chiến và tàu ngầm.

Mặc dù cả tên lửa hành trình Hoveyzeh của Iran và tên lửa hành trình của Triều Tiên đều được phóng bằng các phương tiện phóng trên bộ, nhưng do Iran chưa thành công trong việc ép động cơ vào thân tên lửa, nên một xe phóng tên lửa Hoveyzeh chỉ có thể chứa được hai ống phóng.

Đánh giá từ những hình ảnh liên quan về vụ thử tên lửa hành trình do Triều Tiên công bố, bệ phóng tên lửa hành trình của Triều Tiên sử dụng thiết kế 5 ống phóng, tích hợp nhiều hơn so với bệ phóng tên lửa Hoveyzeh của Iran.

Công nghệ tên lửa hành trình mới của Triều Tiên: đã tiếp cận với nước đứng đầu thế giới
Tên lửa hành trình Hoveyzeh của Iran.

Những cải tiến của Triều Tiên

Nhưng câu hỏi cũng được đặt ra: Nếu tên lửa Triều Tiên được cải tiến trên cơ sở Hoveyzeh của Iran, tại sao Bình Nhưỡng lại sử dụng động cơ có hiệu suất nạp thấp hơn trong động cơ tích hợp, nhưng lại có thể đạt được hiệu quả tốt hơn tên lửa Hoveyzeh, khi tầm bắn lớn hơn 1.350 km?

Giới chuyên gia suy đoán rằng, điều này rất có thể là do Triều Tiên đã giảm khối lượng đầu đạn của tên lửa và tăng thể tích thùng nhiên liệu, dẫn đến tầm bắn xa hơn.

Không giống như Iran, Triều Tiên là quốc gia đã sở hữu vũ khí hạt nhân. Mặc dù mức độ thu nhỏ vũ khí hạt nhân của nước này có thể không cao, nhưng họ có lẽ đủ trình độ nén đầu đạn hạt nhân xuống cỡ đầu đạn tên lửa hành trình.

Về mặt kỹ thuật, việc thu nhỏ vũ khí hạt nhân năng suất nhỏ không khó. Ví dụ, thiết bị nổ mang đầu đạn hạt nhân W34 với sức nổ tương đương khoảng 11.000 tấn thuốc nổ TNT do Mỹ phát triển vào giữa những năm 1960, chỉ nặng từ 141 đến 145 kg.

Và nếu khối lượng đầu đạn của Triều Tiên giảm từ 410 kg xuống còn 150 kg, nó hoàn toàn có thể đạt được tầm bắn tối đa 1.500 km. Như vậy với 1.500 km, tên lửa của Triều có thể bao phủ toàn bộ lục địa Nhật Bản.

Ngoài tầm bắn, một chi tiết khác được nhắc đến trong bản tin của KCNA cũng rất đáng được chú ý đó là tên lửa hành trình mà Triều Tiên thử nghiệm lần này sử dụng chế độ dẫn đường hỗn hợp.

Nói chung, các chế độ dẫn đường được sử dụng cho các tên lửa hành trình tương tự không có gì hơn là dẫn đường quán tính (INS), dẫn đường bằng GPS, dẫn đường so sánh địa hình, và cuối cùng là đối sánh hình ảnh hồng ngoại mục tiêu.

Phương pháp dẫn đường cổ điển nhất từ bom bay V1 của Đức Quốc xã (tiền thân của tên lửa hành trình hiện nay) là dẫn đường quán tính INS; còn dẫn đường tổng hợp là tất cả các phương pháp cộng lại.

Công nghệ tên lửa hành trình mới của Triều Tiên: đã tiếp cận với nước đứng đầu thế giới
Một đồ họa miêu tả thiết kế từng phần của tên lửa hành trình “họ” Kh-55.

Nhưng vụ phóng tên lửa hành trình lần này của Triều Tiên phần lớn là trên biển – mà trên mặt biển thì không thể sử dụng dẫn đường so sánh địa hình.

Ngoài ra, cho dù tên lửa hành trình của Triều Tiên có phải bắn thẳng vào Nhật Bản hay đi vòng từ biển để tập kích Hàn Quốc thì hầu hết các hành trình của họ vẫn bay trên biển, nên cũng không cần thiết phải sử dụng phương án dẫn đường này.

Còn đối với việc đối sánh hình ảnh hồng ngoại đầu cuối thì càng không thể, đây là công nghệ cao chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây. Ngay cả ở Mỹ, quốc gia “mạnh nhất thế giới về khoa học và công nghệ”, phương pháp dẫn đường này vẫn đang được thử nghiệm.

Sau đó chỉ còn lại dẫn đường GPS. Tuy nhiên, do bản thân Triều Tiên không có hệ thống định vị toàn cầu, nên các quốc gia khác có hệ thống tương tự cũng không thể mở mã quân sự cho họ.

Do đó, Triều Tiên rất có thể sẽ sử dụng các thiết bị dẫn đường vệ tinh dân sự của hệ thống GPS (Mỹ), GLONASS (Nga) và Beidou (Trung Quốc), để dẫn đường cho tên lửa.

Loại thiết bị này có mức độ chính xác rất thấp và có thể được sử dụng miễn phí, chỉ cần một vài điện thoại thông minh nhập lậu. Độ chính xác của các hệ thống này đều ở mức mét, hoàn toàn đủ để cung cấp dẫn đường cho tên lửa hành trình.

Vấn đề duy nhất là, theo nhu cầu bảo mật của các quốc gia khác nhau, tọa độ kinh độ và vĩ độ trên bản đồ mạng dựa trên các thiết bị GPS dân dụng này thường được mã hóa, nên không thể sử dụng xuyên quốc gia.

Triều Tiên vốn không có hệ thống định vị toàn cầu của riêng mình, có thể khó có được tọa độ kinh độ và vĩ độ thực của mục tiêu mà họ muốn tấn công trong thời chiến.

Nhưng tên lửa hành trình của Triều Tiên có thể mang đầu đạn hạt nhân – vấn đề chính xác đến mức độ mét sẽ không cần thiết, vì sức công phá của đầu đạn hạt nhân là hàng km.

Công nghệ tên lửa hành trình mới của Triều Tiên: đã tiếp cận với nước đứng đầu thế giới
Các tên lửa hành trình mới của Triều Tiên sẽ thay thế tên lửa đạn đạo Scud và Nodong 1 trong việc răn đe các đối thủ ở Đông Bắc Á.

Trịnh Ngọc Tiến


Nguồn: Cánh cò

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *