Trang chủ Luận bàn - Phản biện Cớ sao mãi chọc ngoáy công tác ngoại giao của Việt Nam?

Cớ sao mãi chọc ngoáy công tác ngoại giao của Việt Nam?

150
0

Chính sách ngoại giao của Việt Nam từ lâu đã trở thành một cái cớ để các thế lực thù địch, đối tượng dân chủ, chống đối, cơ hội chính trị tập trung tấn công, chống phá. Những luận điệu xuyên tạc liên tiếp được đưa ra, đòi Việt Nam phải tham gia liên minh này, từ chối mối quan hệ với nước kia. Đây là một thủ đoạn hết sức nham hiểm nhằm đưa Việt Nam đi vào quỹ đạo lệ thuộc, mất đi sự trung lập vốn có.

Cớ sao mãi chọc ngoáy công tác ngoại giao của Việt Nam?
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu chuyến thăm tới Mỹ

Xung quanh chuyến thăm Cuba và tham dự phiên họp Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, một số đối tượng cơ hội chính trị đã tiến hành hướng lái thông tin nhằm gây hoang mang dư luận. Với bài viết có tiêu đề “ngoại giao Việt Nam liệu có mất đà?”, các “nhà dân chủ” đưa ra nhiều nhận định, đánh giá, phân tích, ý kiến trái chiều, phi logic, không đúng thực tế nhằm bôi đen thực tiễn tình hình công tác đối ngoại của Việt Nam. Chúng rêu rao, “Việt Nam thực hiện chính sách ngoại giao hai hàng, củ chuối”. Từ đây, kích động, “nếu Việt Nam không tham gia vào liên minh quân sự mới thành lập của Mỹ, Anh , Úc hoặc ngả về phía Mỹ thì sẽ không thể thoát Trung, không thể phát triển”.

Liệu ngoại giao Việt Nam có “mất đà” như những gì các đối tượng dân chủ đang hù doạ? Câu trả lời rõ ràng là không. Những năm qua, ngoại giao Việt Nam đã có những bước đi hết sức đúng đắn và phù hợp. So với một số nước khác, Việt Nam là một quốc gia đang có mối quan hệ ngoại giao khá tích cực với tất cả các nước trên thế giới. Điều này cho thấy sự khéo léo của ngoại giao Việt Nam. Đây cũng là kết quả của chính sách ngoại giao đúng đắn mà Việt Nam đang thực hiện.

Cớ sao mãi chọc ngoáy công tác ngoại giao của Việt Nam?

Trong thời gian qua, việc Anh, Mỹ và Úc tuyên bố thành lập liên minh quân sự AUKUS nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế. Một câu hỏi được đặt ra là liệu Việt Nam có nên tham gia vào liên minh AUKUS hay không? Dĩ nhiên, câu trả lời vẫn là không. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, có những mặt cả hai nước đang hợp tác tích cực nhưng cũng có những mặt đối lập về lợi ích và đấu tranh quyết liệt. Tuy nhiên, nhìn nhận tổng thể, đây không phải là lý do để chúng ta “bài Trung”, cắt đứt mối quan hệ với Trung Quốc như những gì các “nhà dân chủ” đang cổ suý. Suy cho cùng, chỉ có lợi ích quốc gia dân tộc là cao nhất. Việc chúng ta tự chặt đứt các mối quan hệ quốc tế không những không giúp ích cho đất nước mà còn có thể đưa đất nước vào cảnh éo le. Nếu Việt Nam “bài Trung” và theo Mỹ như những luận điệu được các đối tượng “dân chủ” đưa ra thì cũng đồng nghĩa với việc đưa Việt Nam và Trung Quốc đứng về hai phía đối lập. Khi đó, nếu xảy ra xung đột vũ trang thì chắc chắn nước xa không cứu được lửa gần. Thay vì thêm bạn bớt thù, tại sao các nhà “dân chủ” lại muốn Việt Nam thêm thù, bớt bạn? Hay chăng, mục đích cuối cùng mà những “anh hùng dân chủ” mong muốn là đưa Việt Nam đi theo con đường của Afghanistan?

Và cũng cần nói thêm, việc dựa vào bất kỳ ai cũng không đủ sức an toàn. Chỉ có dựa vào chính mình, đứng trên đôi chân của chính mình mới có thể giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Ngược dòng lịch sử, năm 1955, Mỹ cũng đã cùng đồng minh thiết lập Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là SEATO). Đến năm 1977, liên minh quân sự này tan ra. Nói như vậy để thấy, mọi liên minh dù có mạnh mẽ đến đâu thì cũng không thể mãi mãi tồn tại.

Chính sách ngoại giao của Việt Nam là thực hiện chính sách trung lập, sẵn sàng làm bạn, làm đối tác tin cậy với tất cả những ai tôn trọng thể chế chính trị, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Đây là sự tinh tế, khéo léo và phù hợp của ngoại giao Việt Nam. Hãy nhớ rằng, chỉ có lợi ích của quốc gia, dân tộc là vĩnh viễn. Việc phụ thuộc vào bất kỳ liên minh nào, quốc gia nào cũng là không phù hợp và không thể giúp Việt Nam bảo vệ lợi ích quốc gia.

Bảo An


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây