Những ngày qua, dư luận hướng về chuyến công du của Phó Tổng thống Mỹ Harris tại Việt Nam từ ngày 24/8-26/8. Điều mà khiến nhiều người vui mừng, hồ hởi đó chính là thái độ của Mỹ đối với Việt Nam khi muốn nâng tầm mối quan hệ với nước ta lên tầm chiến lược và trong chuyến thăm Việt Nam lần này, hai nước đã có nhiều ký kết quan trọng, nhất là việc CDC Mỹ chọn Việt Nam làm nơi đặt Văn phòng khu vực Đông Nam Á, đồng thời hỗ trợ “Nóng” cho Việt Nam 1 triệu liều vaccine Pfizer trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành tại các tỉnh, thành phía Nam.
Tất cả những điều trên giống như một cuộc phim về một miền đất hứa tươi đẹp, nhưng chúng ta hãy luôn cảnh giác, vì người Mỹ vốn không đơn giản trong mối quan hệ ngoại giao và những việc làm của Mỹ trên đây cũng là một phần để nhằm tạo dựng mình hình ảnh đẹp đẽ, mỹ miều về con người Mỹ, đất nước Mỹ khiến cho không ít người mải ngắm nghía say mê.
Tuy nhiên, trong chuyến thăm của bà PTT lần này, ít người quan tâm đến một vấn đề đã trở thành một phần không thiếu được trong quan hệ ngoại giao Mỹ – Việt Nam. Đó chính là vấn đề dân chủ, nhân quyền mà trong các lần đối thoại song phương, đa phương với Việt Nam, chủ đề này luôn “hấp dẫn” đúng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Theo đó, bên cạnh lịch trình dày đặc của PTT Mỹ Harris tại Việt Nam trong 2 ngày vừa qua, thì vị nữ PTT cũng đã dành thời gian quý báu của mình để gặp những con người được họ gọi gắn cho cái mác là các nhà hoạt động và lãnh đạo cộng đồng trẻ tuổi của Việt Nam để thảo luận về tầm quan trọng của xã hội dân sự tại Việt Nam.
Bà Harri tiếp xúc với đám rận chủ “măng non”
Xét về thuyết âm mưu, mặc dù các lần tiếp xúc với những người mà họ cho là nhà hoạt động này nọ rất chớp nhoáng những cũng đủ thấy ý đồ của Mỹ trong việc lên dây cót cho một âm mưu mà từ trước đến nay chúng ta đều nhận định về việc thúc đẩy xã hội dân sự là một phần để Mỹ thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình ở Việt Nam bằng cách xây dựng cơ sở xã hội cho những cuộc cách mạng màu tại nhiều nước trên thế giới. Cùng với tiêu chuẩn kép, thì quan hệ kiểu đi hai hàng này không có gì lạ đối với Mỹ và phương Tây.
Thực tế cho thấy, chỉ trong thời gian ngắn, từ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho tới PTT Mỹ đã liên tiếp có những chuyến thăm Việt Nam bởi chính vị thế của Việt Nam trong chiến lược an ninh toàn cầu và trong chuỗi sản xuất toàn cầu hiện nay. Trong chuyến thăm này, chính PTT Mỹ đã đề nghị nâng cấp quan hệ ngoại giao giữa hai nước lên thành đối tác chiến lược. Điều rõ ràng nhất là vị thế của Việt Nam, tài quan hệ ngoại giao Việt Nam đã được thể hiện rõ ràng nhất qua ngoại giao vắc xin vừa qua, khi một loạt nước đã viện trợ vắc xin khẩn cấp cho Việt Nam chứ không chỉ một mình nước Mỹ.
Nhưng quan hệ tốt không có nghĩa là Mỹ không muốn thúc đẩy thay đổi chế độ của Việt Nam. Mặc dù để một nhà lãnh đạo nước Mỹ tuyên bố tôn trọng thể chế chính trị và nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của chúng ta đã là một thành công nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan, mất cảnh giác.
Bởi theo các chuyên gia ngoại gia nhận định Mỹ luôn duy trì một quan hệ chân đi hai hàng, thậm chí là kiểu đi chấm phẩy. Dĩ nhiên, kiểu chấm phẩy này lại hoàn toàn phụ thuộc vào vị thế, sự phát triển, không phụ thuộc của mỗi nước, trong đó có Việt Nam. Đó là một lối chiến thuật ngoại giao cho thấy sự linh hoạt trong điều chỉnh chính sách với các quốc gia mà họ vừa xem là “bạn”, “là thù”.
Do đó, dù họ có làm trăm điều tốt đẹp cho đất nước ta đi chăng nữa, thì chẳng qua vẫn là để tạo một hình ảnh đẹp với người dân Việt Nam theo hình thức “ru ngủ”. Hãy nhìn vào những thành viên của nhóm xã hội dân sự đến gặp PTT Mỹ có thể thấy, Mỹ bắt đầu đầu tư, tin dùng vào số người trẻ, những nhà rân chủ như Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện… đã bị nước Mỹ ngó lơ, thậm chí như BBC còn phải đặt dấu hỏi về sự quan tâm của Mỹ đối với những đối tượng đã bị bắt, xử lý hình sự gần dây như Phạm Đoan Trang, mẹ con Cấn Thị Thêu….
BBC cảnh báo về sự thất thế của đám rận chủ “hết đát”
Theo đó có thể thấy, đây chính là một chiến lược tác động, biến đổi xã hội chúng ta một cách dài hơi của Mỹ mà chúng ta cần phải lưu tâm khi họ đang hướng về số những người trẻ tuổi, những người vẫn đang nhìn Mỹ với ánh mắt hình “trái tim” giống như ngưỡng mộ những “siêu anh hùng” của phim Holywood Mỹ.
Cái đích mà họ hướng tới là chuyển hóa tư tưởng, nhận thức của lớp trẻ Việt Nam theo hướng thân Mỹ, sau đó sẽ cấy vào trong tư tưởng, nhận thức của lớp trẻ những quan điểm, tư tưởng phương Tây và học thuyết xã hội dân sự là một trong những thứ virut nguy hiểm đó. Hãy nhìn giới trẻ của Hồng Kông và các cuộc biểu tình, bạo loạn những năm trước như một bài học vẫn còn nguyên giá trị. Cho nên, mỗi chúng ta hãy nêu cao cảnh giác và nhận thức cho đúng vấn đề, tránh bị ảo tưởng để rồi trở thành các “nhân tố” mà những kẻ tay sai cho Mỹ móc nối, lôi kéo vào các hoạt động, phong trào tiềm ẩn những nguy cơ đe dọa đến sự vững bền của nước nhà.
Mã Phi Long
Nguồn: Bản tin Dân chủ