Thanh Hương Lê, một tay viết của Việt Tân, đả kích việc sử dụng ngân sách quốc gia trong giải quyết các mối quan hệ sinh hoạt bang giao quốc tế của chính phủ không hề hướng đến người dân mà chỉ vì lợi ích nhóm. Chiêu trò của Thanh Hương Lê cũng không nằm ngoài quy luật chống phá của những đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị,… khi phán xét sự kiện trên cơ sở cảm tính cá nhân mà bỏ qua tính tổng thể, đại cục và toàn diện.
Sau chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ngày 9/8-10/8/2021.Trong chuyến thăm, Chủ tịch 2 nước có tiền hành buổi lễ khánh thành tòa nhà Quốc hội – món quà ý nghĩa của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam tặng Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào. Ngay sau đó, trang facebook Việt Tân ngày 12/8/2021 đã kêu gào xuyên tạc cho rằng Đảng và Chính phủ Việt Nam ”chơi hoang”, khi đất nước còn gặp khó khăn do đại dịch. Bài viết dài 352 từ của tay viết Thanh Hương Lê, đề cập đến vấn đề là việc chi tiền cho công tác Đối ngoại và xây dựng các trụ sở hoành tráng cho Lào thì nhiều nhưng không hề hỗ trợ người dân đang lao đao trong đại dịch.
Lý lẽ của Thanh Hương Lê cũng chỉ là những lập luận mang tính ‘cảm giác’ cá nhân theo đó ‘bịt mắt’ người đọc, hướng lái người đọc đến những cái ‘thiện cận’ mà bỏ qua tính đại cục trong quan hệ sinh hoạt bang giao quốc tế, nhất là nguyên tắc ‘có đi, có lại’.
Nhìn nhận vấn đề này, có thể khẳng định rằng:
Thứ nhất, trong các mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam thì các nước như Lào, Cu Ba, Triều Tiên và Trung Quốc có ý nghĩa đặt biệt quan trọng cả về kinh tế cũng như chính trị. Việc giải quyết tốt mối quan hệ là nền tảng để Việt Nam củng cố vị thế quốc tế cũng như thúc đẩy thương mại song phương. Cụ thể như chuyến thăm chính thức CHDCND Lào của Chủ tịch nước thể hiện sự đặc biệt của quan hệ Việt – Lào. Đây là lần đầu tiên sau Đại hội Đảng XI, Lào chính thức đón 1 nguyên thủ quốc gia. Chuyến thăm thể hiện sự quyết tâm mạnh mẽ để thực hiện tuyên bố chung Việt – Lào 6/2021. Chính vì vậy, tòa nhà Quốc hội Lào – một biểu tượng ý nghĩa – là món quà thiết thực, cần thiết đánh dấu mối quan hệ này. Như báo Vientiane Times của Lào đã nhận định chuyến thăm nhằm “củng cố quan hệ, sự đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Lào và Việt Nam”. Về quan hệ kinh tế giữa 2 nước đạt được thì nửa đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 670 triệu USD, tăng hơn 36,5% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam có 209 dự án tại Lào còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký khoảng 5,16 tỉ USD (Theo bài “Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bắt đầu thăm chính thức nước CHDCND Lào”, mục Thế Giới, đăng ngày 9/8/2021 trên báo Tuổi trẻ Online). Như vậy khẳng định, việc chi ngân sách đối với các hoạt động đối ngoại, củng cố quan hệ song phương cũng như phục vụ các hoạt động của Đảng và Chính phủ đều vì lợi ích chung của Đất nước. Việc Thanh Hương Lê phỉ báng Việt Nam tặng Lào tòa nhà Quốc hay hay hỗ trợ gạo cho Cu Ba, Triều Tiên là lãng phí, “chơi ngông” khi đất nước còn “nghèo” là hoàn toàn sai lầm và bôi nhọ những giá trị cao đẹp, lợi ích của Đất nước.
Thứ hai, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tập diễn ra ở các địa phương trong cả nước từ khi bắt đầu có ca dịch đầu tiên cho đến nay, Đảng và Chính phủ đã thực hiện nhiều gói hỗ trợ cả vật chất, trang thiết bị y tế, tiền mặt cho nhân dân các khu vực khó khăn chịu tác động của đại dịch Covid-19.Cụ thể như Chính phủ ban hành Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trị giá 26.000 tỷ đồng. Đặc biệt trong tâm dịch Thành phố Hồ Chí Minh ngoài gói hỗ trợ của Chính phủ, thành phố đã tiến hành hỗ trợ thêm cho người dân và hiện nay TPHCM tiếp tục triển khai gói hỗ trợ lần thứ 2 đối với người bị ảnh hưởng dịch Covi-19 với trị giá 886 tỷ đồng, Trong đó có 6 nhóm được hỗ trợ; hỗ trợ tiền ăn; hỗ trợ cho người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; chính sách hỗ trợ người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; chính sách hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đông lao động bị mất việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19; hỗ trợ hộ kinh doanh phải dừng hoạt động; hỗ trợ thương nhân tại chợ truyền thống. Thành phố hỗ trợ cho người cách ly y tế với mức 80.000 đồng/người/ngày, người tham gia phòng chống dịch với mức 120.000đồng/người/ngày.(Theo bài “TPHCM triển khai gói hỗ trợ lần 2 đối với người bị ảnh hưởng dịch Covid-19” mục xã hội, ngày 17 tháng 8 năm 2021, trang điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh). Thế nhưng tay viết Thanh Hương Lê lại nghêu ngao cho rằng trước cơn đại dịch người dân lao động không được chính phủ hỗ trợ gì đây là hoàn toàn sai trái, Thanh Hương Lê đang phủ nhận những nỗ lực của chính phủ, mù mịt về thông tin, bôi nhọ hình ảnh tốt đẹp của Đảng và Chính Phủ Việt Nam.
Như vậy có thể thấy, Thanh Hương Lê – một kẻ đạo đức giả – đang cố tình bôi nhọ các hoạt động của Nhà nước trong thời điểm đại dịch đang diễn ra hòng một mặt gây chia rẽ mối quan hệ quốc tế và nhưng mặt khác kích động người dân chống lại quyết sách của Chính phủ, nhất là những chính sách liên quan đến phòng, chống dịch hiện nay. Mục đích của tay viết này và tổ chức Việt Tân là không ngừng làm giảm uy tín của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân; tạo sự hoang mang, khủng hoảng trong xã hội dẫn đến mất ổn định chính trị trong nước. Vì vậy, người đọc cần hết sức cảnh giác trước thủ đoạn bôi nhọ của các phần tử xấu trên mạng xã hội, cần tiếp thu những thông tin chính thống, chính xác. Ngay tại thời điểm đại dịch đang bùng phát hiện nay, chúng ta cần đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng để chiến thắng đại dịch, ổn định lại đời sống.
Văn Dũng
Nguồn: Đấu trường Dân chủ