Trang chủ Bản tin Dân chủ Gaddafi, oan khuất thấu trời xanh và nỗi đau của dân tộc...

Gaddafi, oan khuất thấu trời xanh và nỗi đau của dân tộc Lybia vì trót tin NATO và Hoa Kỳ!

238
0

LYBIA THỜI GADDAFI (1969-2011):

Vào ngày 1.9.1969, Gaddafi và người của ông tiếp quản đất nước trong một cuộc đảo chính không đổ máu. Ông sớm thành lập Cộng hòa Arab Libya, với phương châm tự do và đoàn kết. Gaddafi loại bỏ các căn cứ quân sự của Mỹ và Anh khỏi Libya vào năm 1970. Đến năm 1973, ông quốc hữu hóa tất cả các tài sản dầu khí thuộc sở hữu nước ngoài ở Libya, một động thái mà các nước phương Tây không bao giờ tha thứ.

Đất nước Libya thời Gaddafi thật sự thái bình, thịnh thế; đó là một trong những quốc gia phát triển của châu Phi; an sinh và phúc lợi xã hội của Lybia là niềm mơ ước của nhân dân nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước phát triển ở Âu, Mỹ. Dưới thời ông Gaddafi, thu nhập bình quân đầu người ở Libya đã tăng lên hơn 11.000 USD, cao thứ 5 ở Châu Phi. Trong khoảng thời gian 41 năm cho tới thời điểm Muammar Gaddafi chết vào tháng 10/2011, ông đã làm được một số điều thực sự đáng kinh ngạc cho đất nước mình. Trong thời gian đó, ông cũng liên tục cố gắng đoàn kết và đem lại quyền lực cho toàn bộ châu Phi.

Trong Sách Xanh do chính Gaddafi viết, đã thể hiện rõ quan điểm chính trị, kinh tế, xã hội của ông. Gaddafi đã làm được nhiều điều tuyệt vời mà chẳng dính dáng gì đến cái gọi là “tên độc tài xấu xa” như truyền thông phương Tây thường mô tả về Gaddafi. Dưới đây là 10 điều mà Gaddafi đã làm cho Libya. Có thể nói, đến nay khó có đất nước nào trên thế giới có thể sánh kịp:

1. Ở Libya, chỗ ở được coi là một quyền tự nhiên của con người

Cuốn Sách Xanh của Gaddafi nêu rõ: “Ngôi nhà là một nhu cầu cơ bản của cả cá nhân và gia đình”. Sách Xanh là triết lý chính trị của nhà lãnh đạo Gaddafi. Cuốn sách xuất bản lần đầu vào năm 1975 và được đưa vào chương trình giáo dục quốc gia, để cho mọi công dân Libya đọc.

2. Giáo dục và chữa trị y tế hoàn toàn miễn phí

Dưới thời Gaddafi, Libya tự hào sở hữu một trong những dịch vụ y tế tốt nhất ở Trung Đông và châu Phi. Và trong trường hợp một công dân Libya không được tiếp cận chương trình giáo dục mong muốn hoặc chữa trị y tế đúng cách ở Libya thì họ sẽ được đài thọ kinh phí để ra nước ngoài học hoặc chữa bệnh.

3. Gaddafi thực hiện dự án thủy lợi lớn nhất thế giới

Hệ thống tưới tiêu lớn nhất thế giới chính là con sông nhân tạo được thiết kế để cung cấp nước cho tất cả người dân Libya sống trên toàn lãnh thổ nước này. Dự án được chính phủ Gaddafi cung cấp kinh phí. Người ta nói rằng chính bản thân Gaddafi đã gọi dự án này là “Kỳ quan thứ 8 của thế giới”.

4. Được cung cấp vốn miễn phí nếu khởi nghiệp trong nghề nông

Nếu bất cứ người Libya nào muốn mở một nông trại, họ sẽ được cấp một ngôi nhà, đất trang trại cùng gia súc và hạt giống hoàn toàn miễn phí.

5. Tiền trợ cấp dành cho các bà mẹ mới sinh con

Khi một phụ nữ Libya sinh con, chị sẽ được cấp 5.000 USD cho bản thân chị và đứa con.

6. Điện hoàn toàn miễn phí

Nói cách khác, hoàn toàn không có hóa đơn tiền điện dưới thời Gaddafi.

7. Giá xăng rẻ

Thời ông Gaddafi cầm quyền, giá xăng ở Libya thấp ở mức chỉ 0,14 USD một lít.

8. Gaddafi nâng trình độ giáo dục của người dân

Trước khi Gaddafi lên nắm quyền, chỉ có 25% người dân Libya biết chữ. Con số này được nâng lên tới 87%, với 25% có bằng đại học.

9. Libya có ngân hàng nhà nước riêng

Libya có một ngân hàng Quốc gia riêng, chuyên cung cấp các khoản vay với lãi suất bằng 0 cho công dân. Và Ngân hàng này không có khoản nợ nước ngoài.

10. Đồng dinar vàng

Trước khi chế độ Gaddafi sụp đổ, ông này đã nỗ lực giới thiệu một đồng tiền châu Phi duy nhất và có liên quan đến vàng. Đây là những bước đi tiếp theo của nhà tiên phong vĩ đại Marcus Garvey – người lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ “Hợp chủng quốc châu Phi”.

Gaddafi đã muốn giới thiệu đồng dinar vàng và chỉ giao thương bằng đồng tiền này – một động thái có thể làm đảo lộn nền kinh tế thế giới.

Với mong muốn một ngày nào đó các nước châu Phi có thể có đủ sức mạnh để thoát khỏi các khoản nợ và bị thao túng bởi nước ngoài và chỉ trao đổi bằng đồng tiền có giá này. Họ khi ấy có thể nói “Không” với các hình thức bóc lột từ bên ngoài. Người ta cho rằng chính tư tưởng về đồng dinar vàng là lý do thực sự dẫn tới cuộc nổi loạn được NATO dẫn dắt nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Gaddaf vì chính ông đã vạch trần bản chất bóc lột của CNTB, kêu gọi nhân dân châu Phi đoàn kết theo “chủ nghĩa Che Guevara” chứ chẳng phải là “độc tài”.

LYBIA HOANG TÀN, ĐỔ NÁT VÀ TRÀN NGẬP “GIÓ TANH, MƯA MÁU” SAU KHI LẬT ĐỔ VÀ SÁT HẠI DÃ MAN GADDAFI:

Gaddafi, oan khuất thấu trời xanh và nỗi đau của dân tộc Lybia vì trót tin NATO và Hoa Kỳ!

Sự thật trần trị về đất nước Lybia sau đảo chính

Năm 2011, lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ và chết một cách dã man, vô nhân đạo. Lybia từ chỗ phồn thịnh đã rơi vào cảnh loạn lạc và bị bom đạn của Mỹ và NATO tàn phá, hàng triệu người bị giết, ly tán và đói ăn triền miên. Lực lượng khủng bố Hồi giáo khét tiếng IS cũng đã và đang nhen nhóm ở đây. Truyền thông phương Tây đã cố tuyên truyền, nuôi dưỡng phiến quân người Lybia, đem cho chúng những chiếc bánh vẽ về cái gọi là “xóa độc tài, vì một Lybia dân chủ, nhân quyền”. Gaddafi chỉ là một kẻ độc tài tàn bạo, thậm chí là một gã khủng bố, chỉ là cái cớ để NATO và Mỹ gây chiến tranh, lật đổ ông và chính quyền của ông.

Gaddafi, oan khuất thấu trời xanh và nỗi đau của dân tộc Lybia vì trót tin NATO và Hoa Kỳ!

Gaddafi, oan khuất thấu trời xanh và nỗi đau của dân tộc Lybia vì trót tin NATO và Hoa Kỳ!

Gaddafi, oan khuất thấu trời xanh và nỗi đau của dân tộc Lybia vì trót tin NATO và Hoa Kỳ!

Lybia trở thành nơi hoang tàn của cuộc nội chiến sau đảo chính

Đến hôm nay, sau 10 năm phương Tây mang đến Lybia “dân chủ, nhân quyền”; xóa “độc tài” đâu chẳng thấy mà chỉ thấy đất nước này vẫn còn là một vùng đất vô pháp luật, nơi các cuộc chiến giữa các nhóm phiến quân diễn ra trên đường phố Tripoli mỗi ngày và hàng triệu người dân vẫn đang phải mỗi ngày ngửa tay xin viện trợ, máu vẫn đổ, nước mắt vẫn rơi, người Lybia sẵn sàng làm nô lệ cực khổ để kiếm cái ăn, đất nước hoang tàn, không còn gì cả. Thế nhưng những “nhà can thiệp vì tự do” của phương Tây không quan tâm lắm tấn thảm kịch mà họ đã tạo ra ở nơi đây. Mà tại sại họ lại phải quan tâm khi mà lợi ích của NATO và Hoa Kỳ đã đạt được. Chỉ dân Lybia là chịu đựng mọi thống khổ của kiếp nhân sinh; hối hận đã không còn kịp. Người Lybia chỉ biết ngửa mặt lên trời mà than rằng “hãy trả lại Gaddafi cho Lybia”. Nhìn về Lybia bây giờ vừa giận lại vừa thương; giận là giận lũ rước voi giày mả tổ; thương là thương cho những kiếp người Lybia. Có thơ than rằng:

Bao giờ ta gặp nhau lần nữa?

Thời ấy thanh bình rộn tiếng ca

Thịnh thế qua rồi, chinh chiến mãi

Đổ máu, hoang tàn ai thấu chăng?

Nguồn: ANTG

Nguồn: Bản tin Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây