Trang chủ Luận bàn - Phản biện Đừng động vào “giải pháp chống dịch tối thượng” của dân tộc

Đừng động vào “giải pháp chống dịch tối thượng” của dân tộc

200
0

Chiều tối ngày 17/7, Thủ tướng Chính phủ ra công văn hỏa tốc thực hiện Chỉ thị 16 đối với toàn bộ 19 tỉnh, thành phía Nam, đánh dấu cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 đã bước sang một giai đoạn cam go mới. Đáng nói, ngay khi yêu cầu được đưa ra, trang mạng “Luật Khoa tạp chí” đã lập tức “đào mộ” những luận điệu cũ rích với lời lẽ kích động người dân không tuân thủ lệnh giãn cách xã hội.

Đừng động vào “giải pháp chống dịch tối thượng” của dân tộc

Lâu nay, chúng ta vẫn thường xuyên nghe đến Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc. Và trong những ngày thực hiện Chỉ thị 16 tại TP.HCM, điều cũng thường được nhắc đến là việc xử phạt các trường hợp vi phạm lệnh giãn cách, ra đường không lý do. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rõ rằng, Chỉ thị là mệnh lệnh của Thủ tướng chỉ đạo cho các Bộ, ngành và địa phương. Và để triển khai các Chỉ thị vào thực tiễn, chúng ta có các Nghị định cụ thể về cách thức tiến hành, các quy định, và cả các khung xử phạt đối với các trường hợp vi phạm.

Hay nói cách khác, đối tượng của Chỉ thị là các cơ quan Nhà nước, còn việc triển khai, thực hiện, sẽ tuân theo Nghị định. Trong trường hợp này, chính quyền thực hiện lệnh giãn cách, xử phạt các trường hợp vi phạm theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP, chứ không phải là theo Chỉ thị 16.

Điều này nói lên một điều, là các gương mặt tự nhận mình là “Luật Khoa” thực tế… chẳng biết gì về pháp luật. Dựa vào hiểu biết sơ sài, “Luật Khoa” liền vớ lấy đó để làm công cụ khoác loác và xuyên tạc. Tiếc rằng, dù thái độ chống đối, phá hoại thì có thừa, nhưng kiến thức thì có hạn, đã khiến “Luật Khoa tạp chí” diễn giải ngờ nghệch đến lố bịch Chỉ thị 16, và cũng chính điều này đã phơi bày bộ mặt thật của trang mạng này. Điều này thực tế không lạ, bởi lâu nay, “Luật khoa tạp chí” vẫn luôn là một nghịch lý khôi hài, dù ngạo nghễ khoác lác bằng cái tên “luật khoa” nhưng hết lần này đến lần khác luôn diễn giải luật pháp Việt Nam một cách ngớ ngẩn và lệch lạc.

Đừng động vào “giải pháp chống dịch tối thượng” của dân tộc
“Luật Khoa tạp chí” tiếp tục thể hiện khả năng hiểu luật kém cỏi.

Và cũng đáng tiếc cho “Luật Khoa tạp chí”, dù hẳn là mong chờ lắm cảnh tượng người dân tràn ra đường chống đối, phá hoại như xảy ra ở vài nước, ảo tưởng đáng sợ này sẽ chẳng bao giờ trở thành hiện thực. Điều chúng ta được chứng kiến lúc này, không phải là những đám người la ó, chửi bới chính quyền, chống đối lệnh cách ly. Thay vào đó là một sự chấp hành nghiêm chỉnh khó có thể tìm thấy ở phần nhiều của thế giới, người dân đã coi lệnh giãn cách như là “vũ khí” của chính bản thân mình, chứ không phải của ai khác.

Hẳn nhiều người còn nhớ thời điểm cuối tháng 6, khi tình hình bắt đầu trở nên phức tạp, chính người dân TP.HCM và các chuyên gia đầu ngành cũng đã mong chờ áp dụng Chỉ thị 16 toàn thành phố. Nếu không có niềm tin và khả năng khống chế sự lây lan của bệnh dịch, liệu người dân có mong chờ Chỉ thị 16 đến như vậy? “Giãn cách” hay “Chỉ thị 16” đã trở thành điều đầu tiên mà người dân nghĩ đến, khi cảm nhận được sự căng thẳng của tình hình dịch bệnh, một điều có thể nói là khá hiếm hoi trong “thời đại có COVID-19”. Trong tâm trí của người Việt, đó là một “thương hiệu” phòng dịch đặc biệt nhất và hiệu quả nhất, được ăn sâu vào suy nghĩ và hành động, bởi họ hiểu rất rõ rằng, nếu không có nó, thì hậu quả sẽ không khác những gì đã xảy ra tại Mỹ, Brazil hay Ấn Độ..

Và bằng một cách rất đơn giản như thế thôi, nhưng Chỉ thị 16 đã đi vào lòng người Việt và trở thành một “thương hiệu quốc gia” về phòng, chống COVID-19 của chúng ta. Và những kẻ đang cố tình bôi vẽ nguệch ngoạc lên thương hiệu ấy, chắc chắn sẽ chỉ nhận được sự coi thường của dân tộc Việt Nam.

Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Nghị định 117 áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này; người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và cá nhân, tổ chức khác có liên quan.

Hạnh Văn


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây