Trang chủ Bản tin Dân chủ Hy vọng gì từ Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành...

Hy vọng gì từ Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII?

248
0

Hy vọng gì từ Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII?

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, hôm nay 5/7/2021, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh rất đặc biệt khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang chung sức đồng lòng, vừa chủ động, tích cực phòng, chống dịch Covid-19, vừa nỗ lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội đã đề ra, chúng ta thấy Đảng ta sẵn sàng đối diện với khó khăn, thách thức để ngày càng hoàn thiện.

Nội dung chương trình của Hội nghị Trung ương lần này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 5 năm 2021-2025; xem xét, ban hành Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhiệm kỳ khóa XIII; Quy định thi hành Điều lệ Đảng và Quy định về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng nhiệm kỳ khóa XIII; tiếp tục kiện toàn nhân sự các chức danh lãnh đạo của các cơ quan nhà nước nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV và một số vấn đề quan trọng khác. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc hội nghị. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước điều hành phiên khai mạc.

Hơn lúc nào hết, để thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 mà Đại hội XIII của Đảng đã thông qua cần phải có lộ trình, kế hoạch, bước đi cụ thể bằng các Kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch tài chính quốc gia và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020. Vấn đề này đòi hỏi các cơ quan, ban ngành từ Trung ương đến địa phương phải hết sức tập trung, làm tốt công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo tình hình, xu hướng phát triển của đất nước trước những biến động của thế giới trong bối cảnh mới để kịp thời tham mưu, báo cáo với Bộ Chính trị cho ý kiến chỉ đạo hoàn thiện, trình Trung ương xem xét dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, tài chính quốc gia và đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025.

Đặc biệt các cơ chế, chính sách, biện pháp phải cụ thể, sát hợp với thực tế, có tính đột phá, khả thi cao, bảo đảm thực hiện thành công các kế hoạch đề ra nwhnxg vẫn phải bám sát các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ chủ yếu; việc quán triệt, tổ chức thực hiện thật tốt các chủ trương, quyết sách lớn của Đại hội XIII về hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nhanh và bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường; củng cố, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao nội lực, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển xã hội, xây dựng, phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh của con người Việt Nam. Đồng thời, phải thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta; đổi mới mạnh mẽ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với xác định rõ trách nhiệm, tăng cường hiệu lực, hiệu quả phối hợp, giám sát, kiểm tra việc thực hiện để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển…

Hy vọng gì từ Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII?

Ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc hội nghị

Bên cạnh đó, việc xây dựng Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhất thiết cần phải có những quy định cụ thể, chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn, bảo đảm phát huy tốt hơn nữa dân chủ trong sinh hoạt Đảng, đồng thời giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong Đảng; giữ vững chế độ lãnh đạo tập thể, tăng cường trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu; tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị; đổi mới, cải tiến chế độ, lề lối làm việc, phương pháp công tác của các cơ quan lãnh đạo của Đảng trong bối cảnh tình hình mới. Song song với đó Trung ương cần nghiên cứu kỹ và có ý kiến, góp ý vào dự thảo các quy định về những nội dung mà qua thực tiễn thi hành còn có những vướng mắc, bất cập trong thi hành Điều lệ Đảng và quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, nhất là các vấn đề cụ thể phát sinh từ cơ sở, từ các chi bộ, đảng bộ.

Hơn lúc nào hết, tại kỳ họp lần này, người dân mong rằng các đại biểu tiếp tục thảo luận, cho ý kiến đánh giá những kết quả đã đạt được; chỉ ra hạn chế, vướng mắc để hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội cũng như nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Đảng trong nhiệm kỳ mới xứng tầm, đáp ứng niềm tin và mong đợi của nhân dân cả nước.

Ngọc Lan

Nguồn: Bản tin Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây