Trang chủ Luận bàn - Phản biện Vụ quân nhân tử vong: Suy diễn, định kiến, bất cần bằng...

Vụ quân nhân tử vong: Suy diễn, định kiến, bất cần bằng chứng… và thói bầy đàn đã đẩy sự việc đi quá xa

192
0

Vụ quân nhân Trần Đức Đô tử vong đã bị đẩy đi quá xa kể từ khi hàng loạt trang mạng xã hội đồng loạt chia sẻ livestream từ gia đình quân nhân này.

Vụ quân nhân tử vong: Suy diễn, định kiến, bất cần bằng chứng... và thói bầy đàn đã đẩy sự việc đi quá xa

Trước tiên, xin chia sẻ nỗi đau với gia đình quân nhân Trần Đức Đô. Phản ứng của gia đình là dễ hiểu và việc đòi hỏi Quân đội phải làm rõ nguyên nhân dẫn đến việc con trai họ tử vong khi đang làm nghĩa vụ quân sự cũng là yêu cầu chính đáng. Nhưng có vẻ như nỗi đau kèm với nhu cầu chính đáng của gia đình đã và đang bị kẻ xấu lợi dụng. Và sự việc ngày càng trở nên tồi tệ khi mà truyền thông đã không đồng hướng, lại còn suy diễn chủ quan, lập lờ khiến dư luận càng sục sôi.

Mô tả của phóng viên trong một bài báo trên VTCNews cho thấy có sự vội vàng, thiếu cẩn trọng trong thông tin vụ việc. Phóng viên trích lời Trung tướng Dương Đình Thông,Chính ủy Quân khu 1 rằng: “Nguyên nhân chết ban đầu được anh em xác định là do tự tử. Quân nhân Trần Đức Đô được phát hiện bị chết trong tư thế treo cổ. Sau khi phát hiện, nạn nhân được đưa đi cấp cứu nhưng thiệt mạng” và “Tôi cũng biết việc gia đình phát video cho rằng nạn nhân bị đánh nhưng thực tế sự việc không hẳn như thế”.

Tuy nhiên, khi trao đổi với phóng viên của tờ Thanh Niên vào sáng nay, Đại tá Nguyễn Xuân Thìn tỏ ra bức xúc khi thông tin phát ngôn từ Quân khu 1 bị nhiều trang mạng xã hội, diễn đàn bóp méo, xuyên tạc. Đại tá Thìn nói: “Chúng tôi cung cấp thông tin ban đầu là “phát hiện quân nhân Trần Đức Đô trong tư thế treo cổ” nhưng một số tờ báo, trang mạng xã hội lại cho rằng đó là “tự tử” khiến sự việc đi theo hướng khác”.

Ở một bài báo khác, phóng viên trích lời một chỉ huy của đơn vị Quân đội giải thích về các vết bầm tím ở ngực, và trên mặt của quân nhân Trần Đức Đô chỉ để nhằm chứng minh rằng, quân nhân này không bị đánh (không có ngoại lực tại các vết hoen tử thi). Đương nhiên là với cách giải thích này, dân mạng lại được dịp lên đồng, để quy kết rằng “có sự bao che”, “che dấu sự thật” trong vụ việc.

Tôi không rõ đó là lời giải thích của vị chỉ huy kia hay đó là ý của anh phóng viên, nhưng tôi biết rõ rằng, tôi không thể phát ngôn thay cơ quan điều tra, đặc biệt là với những gì liên quan tới nghiệp vụ có chuyên môn sâu như pháp y, pháp chứng. Cần nhớ rằng, lúc đó có 4 cơ quan đang tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật.

Vụ quân nhân tử vong: Suy diễn, định kiến, bất cần bằng chứng... và thói bầy đàn đã đẩy sự việc đi quá xa

Rõ ràng trong lúc dầu sôi lửa bỏng, thì việc trả lời thay cơ quan chuyên môn hay việc làm sai ngữ nghĩa câu trả lời của đối tượng được phỏng vấn đã làm người đọc không thỏa mãn, thậm chí còn làm cho họ “điên tiết” hơn, đẩy vụ việc vượt quá giới hạn. Người đọc, người xem tiếp tục suy diễn và biến suy nghĩ lệch lạc của họ thành hành động quá khích trên thực tế. Ở đây cần nhận thức đúng mực rằng truyền thông đã không làm tròn bổn phận của mình, trái lại sự thiếu thận trọng và suy diễn chủ quan đã vô tình hay hữu ý đổ thêm dầu vào ngọn lửa giận dữ của gia đình em Đô và dư luận.

Trên bình diện khác, truyền thông cũng đã sai khi chính họ đã “chữa cháy bằng xăng”. Sai lầm của họ là khai thác quá mức vào nỗi đau của gia đình bằng việc liên tục phỏng vấn cha và người thân của quân nhân này khiến nỗi đau không giảm đi mà còn bị nhân lên gấp bội. Không ai cấm một tờ báo tìm cách tăng lượng tương tác bằng cách “bắt trend” hay “câu like”, nhưng “câu like” bằng cách khoét sâu vào nỗi đau của gia đình người mất, bằng cách viết lập lờ câu chữ hay làm méo mó ngữ nghĩa của câu thì đó là bất nhân.

Vụ quân nhân tử vong: Suy diễn, định kiến, bất cần bằng chứng... và thói bầy đàn đã đẩy sự việc đi quá xa

Công bằng mà nói, kẻ xấu khó có thể lợi dụng vụ việc để chống phá, làm phức tạp tình hình nếu như đơn vị của quân nhân Trần Đức Đô cũng như các cơ quan truyền thông trách nhiệm hơn, tỉnh táo hơn, nhanh hơn để sớm minh bạch thông tin về vụ việc. Chính việc thiếu nhạy bén, trách nhiệm của các cơ quan trên đã khiến một số cư dân mạng có thêm lý do để củng cố vai trò “quan tòa online”, “Điều tra viên online” hay “Giám định viên online”… cho dù bản thân họ chưa từng trải qua bất kỳ trường lớp đào tạo nào.

Hãy lướt qua mọt vài group, ở đó cư dân mạng khẳng định chắc nịch rằng, quân nhân Trần Đức Đô tử vong là do bị sát hại mà không cần bất cứ bằng chứng nào, không dựa trên cơ sở khoa học nào. Thậm chí tôi còn thấy đã xuất hiện những “chuyện gia pháp y” chỉ nhìn vài bức ảnh, nghe vài tiếng la lối chửi bới của một phụ nữ trước tử thi, nhưng vẫn có thể xác định được nguyên nhân là do “bị đánh”, “bị giết” rồi tạo “hiện trường giả”.

Tất cả những thứ rác rưởi ấy chính là cái cớ vô cùng hoàn hảo cho các thế lực thù địch hạ uy tín Quân đội của chúng ta.

Vụ quân nhân tử vong: Suy diễn, định kiến, bất cần bằng chứng... và thói bầy đàn đã đẩy sự việc đi quá xa

Không khó để thấy nhiều Fbker, Youtuber gang mồm gang miệng ra kêu gào đấu tranh công lý, kích động gia đình em phải sống mái với Quân đội đến cùng. Cũng không khó để được tận thấy những tiếng vỗ tay kèm tiếng cười khả ổ, những nét mặt bặm trợn, những giọng nói hung hăng đến tởm nôn của một số người đến dự đám tang tại gia đình quân nhân xấu số. Thực ra, sự cuồng nộ bầy đàn, man trá của những kẻ mồm loa mép giải đó đều không phải vì quân nhân Trần Đức Đô hay vì công lý như họ khua môi múa mép. Dưới con mắt của những người tử tế, những hành vi nói trên, một mặt là biểu hiện sự khoái trá của những kẻ chống phá đất nước khi tìm được miếng mồi béo bở, và mặt khác đó là biểu hiện của sự thèm khát quyền lực ảo cũng như não trạng của những kẻ có vấn đề về não trạng.

Đồng ý rằng, bằng mọi giá phải tìm ra sự thật để công lý được thực thi, nhưng không ai được phép kết luận thay cơ quan chuyên môn.

Khoai@

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây