Không chỉ cái chết của quân nhân Trần Đức Độ trở thành miếng mồi béo bở để trăm ngàn kẻ bàn tán, soi mói, đặt điều mà ngay cả đám tang của em ấy cũng trở thành sân khấu để cho một số người diễn.
Những ai xem video mẹ của em Trần Đức Đô phát biểu đều sẽ thấy cảm thấy thương cảm. Đặc biệt, những người làm cha làm mẹ khi thấy con mình ra đi với nhiều vết bầm tím thì không thể nào không đặt nghi vấn. Là phụ huynh thì ai cũng hiểu nỗi đau đứt gan đứt ruột của người tóc bạch tiễn người đầu xanh. Thế nên, thật phản cảm biết bao nhiêu trong một buổi tang lễ bi thương lại xuất hiện những tiếng vỗ tay hoan hô, kêu gọi hô hào, cười đùa. Văn hóa đồng cảm, chia sẻ, nhân đạo, thương người như thể thương thân của người Việt Nam gần như chẳng neo đậu tí gì trên những con người vỗ tay, reo hò ấy.
Ai cũng hiểu đạo lý “nghĩa tử là nghĩa tận” nhưng một số kẻ lại xem cái chết của Trần Đức Đô là một cái cớ để tái xuất diễn kịch. Họ kéo đến đám tang của em ấy để chọc khuấy vào lòng nghi hoặc, cứa vào nỗi đau mất con của gia đình thêm vài nhát dao. Vẻ ngoài thì tỏ vẻ tiếc thương, nhưng bên trong thì vui mừng như mở cờ trong bụng. Đáng phải nói là họ chẳng phải là người thân của em Trần Đức Đô.
Âm mưu lợi dụng sự đau thương của gia đình và sự quan tâm của dư luận để công kích ngành quân đội tưởng chừng như đã thành nhưng điều họ không ngờ nhất ở đây là dư luận địa phương và gia đình đã đồng thuận, không livestream, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội và chờ kết quả điều tra của cơ quan chức năng. Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, những “con kền kền trên mạng lẫn đời thực” vẫn nhảy vào xâu xé, giả mèo khóc chuột.
Phạm Hùng
Nguồn: Cánh cò