Trang chủ Đối tượng Việt Tân lộ dốt khi bình luận về cụm từ “công nghiệp...

Việt Tân lộ dốt khi bình luận về cụm từ “công nghiệp văn hóa”

187
0

Ngày 17/06/2021, fanpage và kênh Youtube của đảng Việt Tân đã đăng một bài viết ký tên Phạm Nhật Bình, có tựa đề “Công nghiệp văn hóa, một phát minh từ trí tuệ CSVN”. Trong bài viết, tác giả phê phán rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát minh ra cụm từ “công nghiệp văn hóa” nhằm “biến văn hóa thành một ngành công nghiệp sản xuất theo kiểu dây chuyền máy móc, theo một khuôn mẫu định sẵn”, từ đó “giết chết sự sáng tạo toàn thiện của con người”, khi “nghệ thuật tạo ra chỉ nhằm phục vụ cho guồng máy đảng”:

Việt Tân lộ dốt khi bình luận về cụm từ “công nghiệp văn hóa”

Đáng tiếc, bài viết này rốt cuộc chỉ cho thấy sự dốt nát của tác giả và toàn bộ guồng máy truyền thông của Việt Tân. Trong thực tế, cụm từ “công nghiệp văn hóa” không phải là một phát minh của Đảng Cộng sản Việt Nam: nó được những người Marxist ở Mỹ tạo ra hồi giữa thế kỷ 20, trong những công trình nghiên cứu phê phán chủ nghĩa tư bản.

Năm 1947, hai nhà nghiên cứu thuộc trường phái Frankfurt là Theodor W. Adorno và Max Horkheimer đã sáng tạo ra cụm từ “công nghiệp văn hóa”, nhằm mô tả hiện trạng của sinh hoạt văn hóa trong các xã hội tư bản chủ nghĩa thời bấy giờ. Ở đó, các sản phẩm văn hóa được sản xuất hàng loạt theo các khuôn mẫu giống hệt nhau và bằng dây chuyền công nghiệp, không khác gì việc sản xuất xe hơi hay các dự án đô thị hóa. Mục đích của sự sản xuất hàng loạt này là tối đa hóa lợi nhuận: các sản phẩm của nền công nghiệp văn hóa đều lặp lại những khuôn mẫu dễ được đại chúng chấp nhận nhất, vì chỉ khi làm vậy, sản phẩm mới có nhiều người mua. Tuy nhiên, khi mọi người đều sản xuất và tiêu thụ những sản phẩm văn hóa giống hệt nhau, thì văn hóa sẽ trở thành một công cụ tuyên truyền nhằm duy trì hiện trạng xã hội, thay vì một công cụ để tự định nghĩa bản thân hay một công cụ phê phán để thay đổi xã hội.

Đến thập niên 1960, Edward Shils đề nghị nhìn ngành công nghiệp văn hóa bằng nhãn quan đa chiều hơn, khi ông cho rằng lối sản xuất này cũng có tác dụng thúc đẩy sự tiến bộ, khi giúp “hàng triệu” người lao động được tiếp cận với những sản phẩm văn hóa, giải trí mà trước đó bị độc chiếm bởi tầng lớp thượng lưu. Hiện nay, cụm từ “công nghiệp văn hóa” đã được dùng phổ biến trong ngôn ngữ chính trị trên toàn thế giới, bao gồm bộ khái niệm của các tổ chức trực thuộc Liên Hiệp Quốc như UNESCO. Vì vậy, việc nó xuất hiện trong các văn kiện của ĐCSVN là không có gì kỳ lạ.

Khi đảng Việt Tân gán cụm từ “công nghiệp văn hóa” cho ĐCSVN và tưởng rằng nó là một từ lạ, họ đã thể hiện cả sự dốt nát lẫn sự vô trách nhiệm khi làm truyền thông. Một tổ chức như vậy chỉ phá nát đất nước nếu được lên nắm quyền lực.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây