Trang chủ Luận bàn - Phản biện RFA nói gì về vụ án nhóm “báo sạch”???

RFA nói gì về vụ án nhóm “báo sạch”???

210
0

Liên quan đến vụ án nhóm “Báo Sạch”, trên trang RFA Tiếng Việt có bình luận với nhan đề: Có đủ cơ sở pháp lý để điều tra Nhóm Báo Sạch về tội “Làm lộ bí mật Nhà nước” không? Liệu vấn đề này vẫn còn gây tranh cãi?

Trở lại vụ “Báo Sạch” thì được biết từ khi thành lập nhóm “Báo Sạch” đến ngày bị can Trương Châu Hữu Danh bị bắt, nhóm này đã viết, đăng tải nhiều bài đều là các chủ đề “nóng” được dự luận quan tâm lên Fanpage “Báo Sạch”, group “Làm Báo Sạch”. Khi Trương Châu Hữu Danh bị Công an TP. Cần Thơ bắt, các thành viên còn lại đã tự động rời nhóm; riêng L.T.T là người trực tiếp xóa Fanpage “Báo Sạch” và kênh YouTube “BS Chanel”.

RFA nói gì về vụ án nhóm “báo sạch”???

RFA có bài bình luận về vụ án nhóm “Báo Sạch”

Tuy nhiên lực lượng Công an đã trích xuất, lưu giữ được 47 bài viết trên Fanpage “Báo Sạch” và group “Làm Báo Sạch” cùng một số bài viết trên trang cá nhân của thành viên trong nhóm. Trong đó, Bảo viết và đăng 18 bài, Danh viết và đăng 7 bài, Nhã viết và đăng 4 bài, Giang viết và đăng 14 bài. Riêng L.T.T chia sẻ 1 bài của người khác đăng trên “Báo Sạch”, đồng thời phụ trách hình ảnh, video, clip minh họa trên trang “Báo Sạch”.

Các thông tin, bài viết hình ảnh mà các thành viên thực hiện viết, đăng tải lên mạng xã hội đã thể hiện rõ mục đích tuyên truyền, xuyên tạc, kích động tâm lý, kêu gọi, xúi giục, lôi kéo… tham gia chống phá đối với tổ chức Đảng, Nhà nước, chính quyền các địa phương; xúc phạm uy tín, danh dự các cá nhân là cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các tổ chức khác… Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng phát hiện, thu giữ 9 văn bản đóng dấu “MẬT” và “TỐI MẬT” và một văn bản không đóng dấu mật nhưng ghi là tài liệu tối mật tại nhà của các bị can. Hành vi này của các bị can có dấu hiệu vi phạm tội “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” theo điều 337 Bộ luật hình sự năm 2015.

Trở lại bài viết của trang RFA, bài viết này đã đưa ra các ý kiến của một số luật sư, nhà báo cũng khá vô danh. Điển hình như một nhà báo có tê Lê Trung Khoa lấy ví dụ về những tài liệu đóng dấu “mật”, “tuyệt mật” như: “những tướng lĩnh, sĩ quan cấp cao trong Bộ Công an Việt Nam, họ có những hình ảnh “nóng”, có thể họ có những cô bồ….”. Điều này là không thể bởi vì theo Điều 7, Luật Bảo vệ Bí mật nhà nước quy định về phạm vi bí mật nhà nước không có nội dung là đời sống cá nhân của tướng lĩnh, sĩ quan Công an hay quân đội. Như vậy, lập luận này chưa đủ căn cứ để khẳng định những tài liệu đã thu được từ nhóm “Báo Sạch” không phải là bí mật nhà nước.

Từ việc bắt giữ các thành viên nhóm “Báo Sạch”, phía RFA cho rằng Đại diện cấp cao của Uỷ ban bảo vệ Ký giả (CPJ) tại khu vực Đông Nam Á, ông Shawn Crispin trả lời RFA hồi tháng tư rằng CPJ “quan ngại” về các vụ bắt giữ nhà báo gần đây tại cơ quan truyền thông nhà nước và kêu gọi trả tự do cho họ. Tuy nhiên, theo thông tin cho biết cả ba thành viên của nhóm “Báo Sạch” chỉ là các nhà báo tự xưng vì chưa ai có thẻ nhà báo.

“Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; bao gồm tự do giữ ý kiến mà không bị can thiệp, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận và truyền bá thông tin và tư tưởng bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và không giới hạn về biên giới” (1). Đó là nội dung chính của Điều 19, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (Tuyên ngôn thế giới về quyền con người), được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết 271A (III), ngày 10-12-1948. Tuy nhiên, quyền tự do ngôn luận này phải được đặt trong khuôn khổ pháp luật. Các hành vi vi phạm pháp luật của các thành viên trong nhóm “Báo Sạch” đã được phơi bày thì sự can thiệp của các thế lực bên ngoài cũng trở nên vô nghĩa.

Nguồn: Người con Đất Mẹ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây