Quy kết “khó hiểu” của Bộ Ngoại giao Mỹ?

Quy kết “khó hiểu” của Bộ Ngoại giao Mỹ?

Trong báo cáo nhân quyền năm 2020, Bộ Ngoại giao Mỹ mở hẳn mục lên án Việt Nam “Tước đoạt sinh mạng tùy tiện và giết người trái luật hoặc vì động cơ chính trị”, trong đó đưa ra dẫn chứng như sau:

“Đã có các báo cáo cho thấy các quan chức hoặc nhân viên khác dưới sự chỉ huy của Bộ Công an hoặc cơ quan công an cấp tỉnh đã giết những người chống đối một cách tùy tiện hoặc trái pháp luật. Có báo cáo về ít nhất 8 vụ chết người khi đang bị giam giữ, trong đó nhà chức trách thông báo ít nhất 3 trường hợp trong số đó là do tự tử hoặc do các vấn đề về sức khỏe và một trường hợp là do bị bạn tù đánh chết. Đôi khi nhà chức trách đã sách nhiễu và hăm dọa những gia đình chất vấn công an về việc xác định nguyên nhân cái chết. Trong một số ít trường hợp, chính quyền đã truy cứu trách nhiệm đối với các cán bộ công an, thường là vài năm sau khi nạn nhân chết. Mặc dù đã có hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về truy cứu các cán bộ công an làm chết người bị giam giữ về tội giết người, các cán bộ này thường chỉ bị truy cứu với tội nhẹ hơn. Công an đã tiến hành các cuộc điều tra nội bộ để xác định các vụ chết người khi đang bị giam giữ có lý do chính đáng hay không.

Ngày 9 tháng 1, một lực lượng lớn công an có vũ trang thuộc Bộ Công an và công an thành phố Hà Nội đã bao vây xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Vào sáng sớm, họ đột kích nhà của ông Lê Đình Kình, một người cao tuổi ở địa phương đã lãnh đạo dân làng nhiều năm chống lại việc thu hồi 145 héc ta đất nông nghiệp để xây dựng một công trình quân sự mới. Trong cuộc đột kích đó, công an và những người dân có vũ trang đã đụng độ với nhau bằng bạo lực, dẫn đến cái chết của 3 cán bộ công an và ông Lê Đình Kình. Các nhân chứng, trong đó có vợ của ông Kình, nói rằng công an đã ném lựu đạn hơi cay vào nhà khi gia đình đang ngủ và bắn ông Kình chết tại chỗ. Các nhà hoạt động nhân quyền bày tỏ sự nghi ngờ về tính hợp pháp của cuộc đột kích cũng như về các báo cáo chính thức của công an rằng ông Kình được vũ trang bởi lựu đạn cầm tay, trong khi ông cụ 84 tuổi này bị khuyết tật (xem thêm mục 1.c và

1.e.)”

Quy kết

Quy kết

Về những quy kết trên, cho ta thấy:

Thứ nhất, tìm hiểu qua báo chí Việt Nam, có thể thấy hầu như những trường hợp chết trong thời gian tạm giam, tạm giữ, cải tạo hoặc tử tù đều được báo chí đưa tin, xem đây như là những cái chết cần được điều tra, làm rõ. Pháp luật Việt Nam quy định cũng như thực tế các vụ việc phía ngành công an đều giao cho cấp cao hơn điều tra, làm rõ vụ việc. Như vậy về góc độ thông tin báo chí và thủ tục điều tra những cái chết này đều rất dễ dàng theo dõi kết quả, những trường hợp người thân nghi ngờ theo kiện đều được báo chí phản ánh và cơ quan thụ lý điều tra trả lời. Cách thức và quy trình giải quyết những vụ việc này minh bạch như thế không thể được xem là “Tước đoạt sinh mạng tùy tiện và giết người trái luật” được. Đây là sự quy kết lấy được và tùy tiện đến mức khó hiểu!

Còn đề cập đến chủ đề cảnh sát giết dân thường trên đường phố và trại giam thì cảnh sát Mỹ luôn đứng đầu thế giới. Con số truyền thông Mỹ thống kê, đã có hơn 1000 vụ cảnh sát Mỹ giết dân kể từ sau vụ Goerge Floyd bị giết. Còn kết quả điều tra những cái chết của thường dân gây ra bởi cảnh sát Mỹ còn thực sự là vấn nạn hơn rất nhiều. Không phải tự nhiên mà phong trào BLM đẩy nước Mỹ rơi vào hỗn loạn thời gian dài như vậy, và không tự nhiên dân Mỹ đòi giải tán cảnh sát dữ dội đến thế, nhất là cộng đồng dân da đen. Nếu theo đúng ngôn từ và cách quy kết, chụp mũ trong báo cáo nhân quyền này, thì hẳn Việt Nam nên gọi cảnh sát Mỹ là “thảm sát thường dân Mỹ tùy tiện, trái luật”!?!

Quy kết

Quy kết

Thứ hai, vụ án Đồng Tâm và cái chết của Lê Đình Kình được báo cáo này mô tả bóp méo hoàn toàn bản chất sự việc khi chỉ cắt khúc diễn biến vụ án theo đúng như lời vu cáo của thân nhân Lê Đình Kình và các đối tượng chống Nhà nước Việt Nam xuyên tạc, lờ đi thực tế rằng, (1) băng nhóm Lê Đình Kình từng bắt giam vô cớ, dọa giết 38 cán bộ, chiến sỹ công an; (2)nhiều năm liên tục lên mạng đe dọa giết hại cán bộ, công an vào giải quyết vụ việc chiếm đất quốc phòng ở Đồng Tâm; (3) tàng trữ nhiều lựu đạn, bom xăng, vũ khí và tuyên bố trước vụ công an vào trấn áp rằng sẽ giết cán bộ chiến sỹ công an và tấn công trước các chiến sỹ công an, cố ý đổ xăng, giết hại 3 chiến sỹ công an một cách dã man, công an kêu gọi băng nhóm này dừng tấn công lực lượng chức năng trước khi thực sự dùng bạo lực…Từ cách thức xử lý vụ việc hoàn toàn nhân đạo, nhân văn gấp ngàn lần so với quy trình cảnh sát Mỹ được quyền “tự vệ, nổ súng giết dân” thoải mái, hợp pháp ở Mỹ. Ở Mỹ, cảnh sát chỉ cần kêu gọi dân giơ tay, nếu có bất kỳ biểu hiện chống trả, không tuân thủ mệnh lệnh nào và khiến cảnh sát nghi ngờ chống cự, lập tức cảnh sát được quyền nổ súng, giết ngay tức khắc!

Chỉ qua việc đối chiếu giữa hiện thực và cách cảnh sát Việt Nam hành xử với dân chúng có dấu hiệu vi phạm pháp luật đã cho thấy sự cách xa một trời một vực về tôn trọng, bảo vệ mạng sống của công dân giữa 2 nước. Có vẻ như cảnh sát Mỹ không lo nước nào khác “báo cáo nhân quyền” về họ, ngoại trừ sự bất bình lên đến phẫn nộ và bất lực từ chính dân chúng Mỹ? Cách báo cáo nhân quyền Mỹ “bới bèo ra bọ”, tìm hiểu, thủ thập cả năm ở Việt Nam mới có 8 vụ nghi phạm, tử tù, tù nhân bị chết trong lúc giam giữ và vụ Đồng tâm đã điều tra, xử lý công khai minh bạch để quy kết công an Việt Nam “tước đoạt sinh mạng tùy tiện” càng khiến bất cứ ai biết đọc/hiểu và tư duy càng thấy lố bịch, khôi hài!

Nguồn: Loa phường

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *