Có thể nói, báo cáo nhân quyền năm 2020 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không chỉ bảo kê, bảo vệ công khai cho những kẻ chống đối, mưu đồ lật đổ chế độ, khủng bố, bạo loạn mà còn lên án cả một số chính sách xã hội đảm bảo cân bằng dân số, chống lại các thủ tục lạc hậu của dân chúng, đều bị xem là “phân biệt đối xử”, là “không công bằng” ở Việt Nam theo tiêu chuẩn và giá trị nhân quyền méo mó của nước Mỹ.
Chẳng hạn, trong nội dung quy kết chính quyền bất bình đẳng trong việc can thiệp “Lựa chọn giới tính thai nhi do định kiến giới”, báo cáo này cho rằng“Theo số liệu năm 2019 của Bộ Y tế, tỷ lệ giới tính bé trai/bé gái trung bình của trẻ sơ sinh ở Việt Nam là 111,5 bé trai/100 bé gái, còn cách xa so với mức chuẩn tự nhiên là 104-106 bé trai/100 bé gái. Để giải quyết vấn đề lựa chọn giới tính thai nhi do định kiến giới, chính phủ cấm xác định giới tính trước khi sinh và cấm các hành vi bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới. Người vi phạm các quy định này có thể bị phạt tiền hoặc thậm chí là phạt tù. Ở cấp địa phương hoặc cấp tỉnh, một số cơ quan chức năng thưởng bằng tiền mặt cho các gia đình để khuyến khích sinh con gái. Chẳng hạn, chính quyền tỉnh Hậu Giang thưởng cho các cặp vợ chồng sinh hai con gái số tiền thưởng một lần từ 390.000 đồng đến 1,3 triệu đồng ($17 đến $56). Ở một số tỉnh, nữ giới được hưởng các ưu đãi trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo nghề và khởi sự kinh doanh”
Có thể nói, chính sách xã hội được đưa ra và cụ thể hóa thành luật, quy định đều căn cứ thực trạng xã hội, đảm bảo cân bằng, ổn định xã hội, được đa số người dân và xã hội đồng thuận. Những quy định nói trên đều hết sức cần thiết xuất phát từ xã hội “trong nam khinh nữ” ở Việt Nam trước nguy cơ áp dụng điều kiện phát triển của khoa học kỹ thuật vào việc lựa chọn giới tính thai nhi. Thử tưởng tượng, nếu không can thiệp bằng chính sách, thì chẳng mấy Việt Nam xảy ra hiện tượng 2 bé trai/1 bé gái thì lúc đó xã hội không loạn mới là lạ!
Một nội dung khác trong báo cáo nhân quyền nêu ra như biểu hiện của tình trạng “phân biệt đối xử” trong xã hội “Mặc dù pháp luật quy định về quyền thừa kế bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ, nhưng con trai thường được thừa kế tài sản nhiều hơn con gái, trừ khi được quy định khác trong một văn bản mang tính pháp lý như di chúc”. Đây rõ ràng là vấn nạn, pháp luật Việt Nam nỗ lực tuyên truyền, bảo vệ sự bình đẳng thừa kế tài sản này, còn định kiến xã hội không dễ bắt dân chúng “cải thiện” ngay được. Ngay ở nước Mỹ, vấn nạn phân biệt chủng tộc, đối xử bất bình đẳng với người da đen, da màu đang là vấn đề gây xung đột xã hội, bạo loạn khắp đất nước mà chính phủ bó tay, bất lực. Nếu so sánh, chắc dân Việt Nam vẫn còn tiến bộ, nhân quyền hơn dân Mỹ gấp vạn lần!?!
Vô số kiểu kể lể Việt Nam vi phạm nhân quyền tương tự như ví dụ nói trên trong báo cáo nhân quyền của Mỹ, cho thấy độ bá láp, nhặt nhạnh, khiên cưỡng, gán ghép, đổ lỗi cho chính quyền của báo cáo này. Nếu thực sự đáp ứng “tiêu chuẩn” nhân quyền của Mỹ, rõ ràng đe dọa an ninh trật tự xã hội Việt Nam, nuôi dưỡng hủ tục, bất bình đẳng nghiêm trọng hơn trong xã hội. Không hiểu, một đất nước có trình độ dân trí, phát triển như Mỹ lại để cơ quan đối ngoại xuấ khẩu báo cáo kém chất lượng về mặt khoa học đến nhường này.
Nguồn: Loa phường