Trang chủ Luận bàn - Phản biện Hoạt động tôn giáo và trách nhiệm của cá nhân với cộng...

Hoạt động tôn giáo và trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng trong phòng, chống dịch bệnh

189
0

COVID-19 có lẽ là từ được nhắc đến nhiều nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng và các diễn đàn xã hội. Cùng với sự vào cuộc kịp thời, quyết liệt của Chính phủ và các cấp, các ngành, nhiều “ổ dịch” đã kịp thời được phong tỏa; đã có hàng vạn người được cách ly với các cấp độ khác nhau. Nhìn chung, chủ trương “khẩn trương, quyết liệt” dập dịch đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của đại bộ phận người dân.

Hoạt động tôn giáo và trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng trong phòng, chống dịch bệnh

Trong khi cả nước đang nỗ lực hướng về vùng dịch, các y bác sĩ tuyến đầu đang nỗ lực hết sức mình tại các bệnh viện để điều trị bệnh nhân nhiễm Covid 19, tại các điểm cách ly tập trung để lấy mẫu xét nghiệm nhanh nhất có thể. Tuy nhên,  còn đó những nơi mà ý thức phòng dịch của cá nhân còn kém. Điển hình đó là vụ việc nhiều người sinh hoạt trong Hội Tin Lành truyền giáo Phục Hưng (Hội thánh truyền giáo Phục Hưng bị nhiễm Covid 19. Hội thánh truyền giáo Phục hưng  sinh hoạt tôn giáo tại cơ sơ ở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh.

Nội dung sinh hoạt tông giáo là cầu nguyện, thờ phụng, học kinh thánh, cúng các ngày Lễ. Hội thánh cầu nguyện và học kinh thánh từ thứ Hai đến thứ Sáu. Tuy nhiên, trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, Hội nhóm này sinh hoạt cùng nhau trong một không gian nhỏ hẹp, và những người tới cầu nguyện không đeo khẩu trang.

Theo Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, ổ dịch tại điểm sinh hoạt tôn giáo này có thể xuất hiện từ lâu, tối thiểu đã qua hai chu kỳ lây lan, mầm bệnh cũng đang lây lan mạnh trong cộng đồng. Quá trình khai thác dịch tễ, truy vết liên quan đến ổ dịch Hội thánh truyền giáo Phục Hưng vô cùng khó khăn, gia đình mục sư hội thánh này không hợp tác. Bởi nguy cơ lây nhiễm trong Hội thánh này rất cao. Những người này nếu còn trong cộng đồng thì sẽ thành nguồn lây rất nguy hiểm, đặc biệt ở những người không có triệu chứng. 

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh, tính đến sáng 30/5, liên quan đến ổ dịch Hội thánh truyền giáo Phục Hưng, thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận thêm 40 trường hợp nhiễm mới trong cộng đồng. Như vậy, từ ngày 27/5 đến nay, thành phố đã ghi nhận tổng cộng 140 ca nhiễm. Dự báo số ca nhiễm liên quan đến Hội thánh này có thể tăng tiếp trong thời gian tới vì số hội viên đến nay vẫn có thể chưa ra khai báo hết.

Có thể nói, ổ dịch lây lan từ Hội thánh truyền giáo Phục Hưng đang đặt thành phố trước nhiều nguy cơ bị dịch bệnh lan rộng. Vi phạm hết sức nghiêm trọng của nhóm người truyền giáo đã gây rất nhiều tốn kém, khó khăn cho lực lượng chống dịch và sự hoang mang cho hàng triệu người dân liên tục những ngày qua.

Qua câu chuyện này, cũng thức tỉnh mỗi chúng ta:

Một là, vẫn biết hoạt động tôn giáo là nhu cầu của mỗi cá nhân, tuy nhiên trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh, mỗi cá nhân nên có trách nhiệm với cộng đồng hơn là nhu cầu của cá nhân mình.

Hai là, nếu không nghiêm túc thực hiện giãn cách và áp dụng các hình thức sinh hoạt tôn giáo trực tuyến mà vẫn tổ chức và tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tập trung đông người sẽ là một trong những nguy cơ quan trọng dẫn đến lây lan dịch bệnh trong cộng đồng. Việc sinh hoạt tôn giáo vẫn có thể tổ chức online, trực tuyến, mọi lễ nghi vẫn có thể tiến hành,. Mỗi cá nhân muốn thực hiện các thủ tục cầu nguyện, thờ phượng, học kinh thánh trong mùa dịch nên chọn cho mình cách thức trực tuyến, để vừa bảo vệ cộng đồng, vừa thỏa mãn nhu cầu hoạt động tôn giáo.

Ba là, trong khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, các tổ chức tôn giáo cần  thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở thờ tự. Đối với các tổ chức, cá nhân tôn giáo không tuân thủ các quy định về phòng chống dịch, tùy từng mức độ vi phạm, đề nghị chính quyền xử lý theo đúng quy định của pháp luật./.

Nam Việt

Nguồn: Người con Đất Mẹ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây