Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ: Xuất khẩu dân chủ để tăng cường ảnh hưởng!

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ: Xuất khẩu dân chủ để tăng cường ảnh hưởng!

Bộ Ngoại giao Mỹ với vai trò đại diện cho tiếng nói của nước Mỹ trên quốc tế có một sức ảnh hưởng lớn đến các nước mà cường quốc này có mối liên hệ. Không chỉ thiết kế các thương vụ buôn bán của các tập đoàn đa quốc gia, Bộ Ngoại giao Mỹ còn là đầu mối xuất khẩu dân chủ nhằm mở đường cho Mỹ can thiệp quân sự vào các quốc gia khác.

Xuất khẩu dân chủ là một chiến lược Mỹ liên tục áp dụng từ đầu thế kỷ 20. Lịch sử Mỹ cho thấy, chưa từng có lần xuất khẩu dân chủ của Mỹ mà không mang đến đau thương cho quốc gia khác.

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ: Xuất khẩu dân chủ để tăng cường ảnh hưởng!

Cho đến gần đây, các học giả thường đồng ý với giáo sư quan hệ quốc tế Abraham Lowenthal rằng những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm xuất khẩu nền dân chủ “không đáng kể, thường phản tác dụng và chỉ đôi khi là tích cực”.

Các nghiên cứu khác cho thấy sự can thiệp của Hoa Kỳ đã có nhiều kết quả khác nhau, và một nghiên cứu khác của Hermann và Kegley đã phát hiện ra rằng Mỹ đã can thiệp quân sự (mà thực chất là gây chiến) để thiết lập chế độ dân chủ kiểu Mỹ tại các quốc gia khác.

Trong lịch sử Hoa Kỳ, nhiều nhà phê bình đã buộc tội rằng các đời tổng thống đã sử dụng dân chủ để biện minh cho sự can thiệp quân sự ở nước ngoài. Các nhà phê bình cũng buộc tội rằng Hoa Kỳ đã giúp phiến quân địa phương lật đổ các chính phủ được bầu cử dân chủ ở Iran, Guatemala và nhiều quốc gia khác.

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ: Xuất khẩu dân chủ để tăng cường ảnh hưởng!

Giáo sư Paul W. Drake cho biết đầu tiên Hoa Kỳ cố gắng xuất khẩu nền dân chủ ở Mỹ Latinh thông qua can thiệp quân sự là từ năm 1912 đến năm 1932. Drake cho rằng điều này là mâu thuẫn vì luật pháp quốc tế định nghĩa sự can thiệp là “sự can thiệp độc tài vào chính sự của một quốc gia khác với mục đích thay đổi tình trạng của sự vật ”. Nghiên cứu cho rằng những nỗ lực thúc đẩy dân chủ đã thất bại vì dân chủ cần phải phát triển từ những điều kiện bên trong, và không thể bị áp đặt một cách cưỡng bức. Drake còn đánh giá rằng các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đôi khi định nghĩa dân chủ theo nghĩa hẹp là một quốc gia có bầu cử; Drake cho rằng cần phải có một sự hiểu rộng hơn đối với khái niệm này.

Từ năm 1945 đến năm 2004, Hoa Kỳ đã thực hiện 35 cuộc can thiệp quân sự với chiêu bài quân sự. Nhà nghiên cứu Samia Amin Pei lập luận rằng việc xây dựng đất nước ở các nước phát triển thường được làm sáng tỏ từ 4 đến 6 năm sau khi sự can thiệp của Mỹ kết thúc. Pei, dựa trên nghiên cứu cơ sở dữ liệu về các nền dân chủ trên toàn thế giới có tên là Polity chỉ ra rằng các nỗ lực can thiệp của Hoa Kỳ thường không tạo ra nền dân chủ thực sự và hầu hết các trường hợp dẫn đến chủ nghĩa độc tài lớn hơn sau mười năm.

Giáo sư Joshua Muravchik cho rằng sự chiếm đóng của Hoa Kỳ là rất quan trọng đối với quá trình dân chủ hóa của phe Trục sau Thế chiến thứ hai, nhưng việc Hoa Kỳ không khuyến khích dân chủ trong thế giới thứ ba “chứng tỏ … rằng sự chiếm đóng quân sự của Hoa Kỳ không phải là điều kiện đủ để tạo nên một quốc gia dân chủ”.

Hiện nay, thông qua một loạt các báo cáo nhân quyền, báo cáo tự do tôn giáo, báo cáo thực hiện công ước chống tra tấn hằng năm của Bộ Ngoại giao, mới đây nhất là báo của của Cục Dân Chủ – Nhân Quyền – Lao Động trực thuộc cơ quan này, Hoa Kỳ đang tô vẽ Việt Nam như một quốc gia độc tài, lệ thuộc vào một quốc gia độc tài khác là Trung Quốc, để từ đó hậu thuẫn, nuôi dưỡng thành phần đối lập trong nước, tìm cơ hội tạo cớ can thiệp vào chính trị Việt Nam, giống như nhiều cuộc can thiệp khác đã từng diễn ra trên khắp thế giới thế kỷ 20. Với các động thái gần đây của Hoa Kỳ, chúng ta cần cảnh giác với chiến lược can thiệp bằng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” của cường quốc này nhằm tạo ra, thúc đẩy chế độ Ngụy quyền mới lê thuộc vào  Mỹ!.

Nguồn: Loa phường

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *