Trang chủ Đấu trường dân chủ Chiêu trò tạo cớ ‘bất công’ để kích động tôn giáo

Chiêu trò tạo cớ ‘bất công’ để kích động tôn giáo

226
0

Việc khởi tố vụ án hình sự liên quan đến ổ dịch do hội thánh Phục Hưng gây ra không chỉ đúng với quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 mà còn nhận được sự đồng thuận của nhân dân trong lúc cả nước đang gồng mình chống lại đợt dịch bùng phát lần thứ 4.

Trong những ngày qua, tình hình dịch bệnh Covid 19 trong vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Ngoài những vùng dịch đã được khoanh vùng, gián cách, gần đây tại TP HCM và một số địa phương như tỉnh Long An, Bạc Liêu và Tây Ninh… số lượng ca mắc mới liên quan đến Hội thánh Phục Hưng ngày càng phức tạp, tăng nhanh chóng. Theo thông tin của Bộ Y tế, riêng tối 02/6 đã ghi nhận thêm 29 ca mắc mới liên quan đến hội thánh Phục Hưng, cho đến nay đã có tổng cộng hơn 300 ca nhiễm có liên quan đến hội này.

Trước tình hình đó, cơ quan chức năng đã vào cuộc tìm hiểu nguyên nhân, điều tra và phát hiện nhóm hội thánh Phục Hưng này hoạt động không chấp hành quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19 dẫn đến lây lan dịch bệnh cho nhiều người.

Ngày 29-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Gò Vấp đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” để điều tra vụ án.

Nhân sự việc đó, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết của “Việt Tân”, “RFA”…với chiêu trò so sánh ‘khập khễnh’ hòng tạo cớ gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Cụ thể, trang tin này sử dụng biện pháp ‘so sánh’ giữa ổ dịch Bắc Giang với ổ dịch do hội thánh Phục Hưng gây ra để bình luận, hướng lái những người đang theo đạo hiểu nhầm rằng ‘chính quyền triệt tiêu tôn giáo’.

Chiêu trò tạo cớ ‘bất công’ để kích động tôn giáoRFA cố tình tạo cớ ‘bất công’ để kích động tôn giáo

Vì sao ổ dịch do hội thánh Phục Hưng gây ra bị khởi tố

Theo ông Vũ Chiến Thắng- Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ khẳng định, điểm nhóm này (Hội thánh Phục Hưng) chưa thực hiện đúng tinh thần công văn số 1988/ BNV-TGCP ngày 07/5/2021. Trong công văn số 1988/ BNV-TGCP đã đề cập nhiều nội dung trong đó thể hiện rõ nội dung: “Trong thời gian tới, một số tổ chức tôn giáo sẽ diễn ra nhiều hoạt động quan trọng như: Lễ Phật đản và An cư kiết hạ trong Phật giáo; Giáo hội Công giáo tổ chức lễ kính dâng hoa Đức Mẹ trong tháng 5; một số Hội thánh Tin lành và Hội thánh Cao Đài sẽ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ theo Hiến chương, Điều lệ; Cộng đồng Hồi giáo tổ chức lễ xả chay… Các hoạt động này thường tập trung đông chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ tham dự, tiềm ẩn nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh ra cộng đồng. Để công tác phòng, chống dịch Covid-19 có hiệu quả, đề nghị lãnh đạo các tổ chức tôn giáo quan tâm thực hiện: (1) Đối với các địa phương đã có các ca bệnh Covid-19 lây lan trong cộng đồng hoặc có nguy cơ lây nhiễm cao, yêu cầu các cơ sở tôn giáo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định và hướng dẫn của chính quyền địa phương, tạm dừng mọi hoạt động, sinh hoạt tôn giáo tập trung đông người cho đến khi chính quyền có thông báo mới. (2) Đối với các địa phương chưa có ca bệnh Covid-19, các cơ sở tôn giáo không tổ chức các hoạt động, sinh hoạt tôn giáo tập trung đông người; trong trường hợp thật sự cần thiết, lễ buộc tổ chức thì phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan chức năng, khuyến cáo 5K của Bộ Y tế; đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, khử khuẩn, hạn chế tối đa số lượng người tham dự; nghiêm túc khai báo y tế online, tiêm vaccine phòng”.

Thực tế đối với hội thánh Phục Hưng, trong tháng 5/2021, nhóm tổ chức sinh hoạt tôn giáo 4 lần, vào các ngày Chủ Nhật, 02/5, 09/5, 16/5 và 23/5. Tổng số tín hữu tham dự là 20 người. Tuy vậy, không gian sinh hoạt tôn giáo chật hẹp, không đảm bảo yêu cầu về giãn cách có thể là nguyên nhân lây nhiễm Covid-19 trong các thành viên tham gia sinh hoạt tôn giáo, cá nhân liên quan đã không thực hiện phòng ngừa dịch bệnh theo đúng quy định hiện 5K của Chính phủ, Bộ Y tế và chính quyền địa phương như không đảm bảo giãn cách, không thực đầy đủ, không hợp tác khai báo để truy vết, không tự giác trong việc đi xét nghiệm… Những việc này đã gây hậu quả rất nghiêm trọng cho cộng đồng, cụ thể, liên quan đến ổ dịch này đã có hơn 100 người là F0 và hơn 2.500 người là F1, hơn 60.000 người là F2 tại hơn 10 địa phương, trong đó có TPHCM. Cả hệ thống chính trị đã phải vào cuộc, các lực lượng chuyên trách đang căng mình ra rà soát, truy vết để khống chế dịch, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Ông Vũ Chiến Thắng khẳng định Việc khởi tố vụ án này là hoàn toàn đúng pháp luật”.

Cũng về vấn đề này, Ông Dương Anh Đức- Phó Chủ tịch TP HCM chỉ rõ, chùm lây nhiễm ở Gò Vấp, bệnh nhân đầu tiên không chủ động đi khám khi có dấu hiệu bệnh mà vẫn ở nhà. Nhờ một số thành viên khi thấy có triệu chứng tự đi khám mà phát hiện ra ca chỉ điểm. Bên cạnh đó, theo điều tra lịch trình của các bệnh nhân nghi nhiễm đầu tiên, hai người trong Hội thánh này đã đi Hà Nội từ ngày 23/4 và về TP.HCM ngày 29/4. Họ có triệu chứng từ 13/5 nhưng lại tự chữa trị mà không đi khám. Đến nay, một bệnh nhân trong số này đã diễn biến nặng. Ông Đức cũng cho biết, quá trình điều tra, truy vết cho thấy trong lúc hội họp, các thành viên của Hội thánh này không đeo khẩu trang. Nhóm này sinh hoạt trong không gian kín, nhỏ, với diện tích chỉ khoảng 50 m2. Cùng với đó, khu dân cư và nơi sinh sống của các hội viên này nằm trong không gian nhỏ, hẹp. Thực tế, số ca nhiễm tăng nhanh là bởi mỗi người trong Hội thánh này lại trở thành nguồn lây nhiễm cho những người trong gia đình, đồng nghiệp và ở khu dân cư.

Như vậy những sai phạm của hội thánh Phục Hưng là rõ ràng, có căn cứ cụ thể. Cần khởi tố và điều tra để làm rõ, quy đúng trách nhiệm đến từng tổ chức, cá nhân để có biện pháp xử lý kịp thời và thích đáng. Hoàn toàn không như các luận điệu sai trái của “Việt Tân” hay “RFA” vu khống chính quyền, vu khống Đảng CSVN như nêu trên.

Chiêu trò tạo bất công để kích động tôn giáo

Trước pháp luật, mọi công dân đều bình đẳng, từ cán bộ đảng viên, chức sắc tôn giáo hay công dân. Quá trình điều tra, vi phạm tới đâu thì xử lý trách nhiệm tới đó Thực tế thời gian vừa qua, chúng ta đã xử lý kỷ luật, cách chức nhiều cán bộ đảng viên vi phạm công tác phòng chống dịch bệnh. Điều này thể hiện sự nghiêm minh, bình đẳng trước pháp luật của tất cả mọi người. Và hội Thánh Phục Hưng cũng không ngoại lệ. Chúng ta cần sự vào khẩn trương nghiêm túc hơn bao giờ hết, phải tìm bằng được nguyên nhân cốt lõi dẫn đến sai phạm để từng bước khắc phục, rút kinh nghiệm, ngăn chặn. Từ đó thì công tác phòng chống dịch của toàn Đảng, toàn dân ta mới bền vững và đạt kết quả nhanh chóng, giúp nhân dân cả nước hạn chế hậu quả của dịch bệnh diễn ra.

Không có chuyện phân biệt đối xử với những người theo tôn giáo trong cách li, điều trị covid 19, cũng như dựa vào dịch bệnh để xóa bỏ đi tôn giáo như “Việt Tân” lu loa.

Những người là ca bệnh hoặc F1 hay F2 đều được đưa đi chữa bệnh, cách ly, theo dõi y tế dù đó là cán bộ, công chức hay người dân bình thường hay là người theo các tôn giáo khác nhau. Khu vực nào, kể cả trụ sở cơ quan nhà nước, nếu có ca bệnh đều phải phong tỏa, cách ly để bảo đảm an toàn cho nhân dân.

Việc khởi tố này không cản trở hay làm khó hoạt động của tổ chức tôn giáo. Mà để tìm ra biện pháp tốt nhất để các cơ sở tôn giáo tổ chức hoạt động đúng quy định hơn, đảm bảo an toàn phòng dịch hơn. Quá trình điều tra, vi phạm tới đâu thì xử lý trách nhiệm tới đó, chứ không có chuyện phân biệt tôn giáo hay ngăn cản tự do tín ngưỡng. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đảm bảo quy định phòng chống dịch vẫn hoạt động bình thường theo quy định của Nhà nước bởi suy cho cùng, các tôn giáo hoạt động cũng vì cộng đồng, vì nhân dân.

Nhiều tôn giáo vẫn chấp hành rất nghiêm quy định về chống dịch trong các lễ trọng, như Đại lễ Phật đản, lễ hội La Vang vẫn thực hiện trực tuyến. Nhiều tôn giáo còn tham gia đóng góp nhân lực, vật lực cho cộng đồng để chống đại dịch, được nhân dân và cộng đồng ghi nhận”. Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, lãnh đạo 43 tổ chức tôn giáo đã cam kết với Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ chấp hành tốt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trong phòng, chống dịch và thông điệp 5K của Bộ Y tế; nhiều tổ chức giáo hội đã hướng dẫn tổ chức tôn giáo trực thuộc, chức sắc, chức việc, tín đồ hạn chế các hoạt động tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo có đông tín đồ tham dự; tạm dừng hội nghị thường niên, đại hội nhiệm kỳ; tăng cường các hình thức sinh hoạt tôn giáo trực tuyến; thực hiện giãn cách, khẩu trang, khử khuẩn tại cơ sở thờ tự tôn giáo…

Thạc Quyết

Nguồn: Đấu trường Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây