Vào ngày 30/03/2021, Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo Nhân quyền năm 2020, trong đó đánh giá tình hình nhân quyền ở các quốc gia là thành viên Liên Hiệp Quốc. Phần báo cáo về Việt Nam dài 45 trang, và chứa nhiều nhận định tiêu cực.
Xem link https://www.state.gov/reports/2020-country-reports-on-human-rights-practices/vietnam/
Đáp lại, ngày 10/04, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã hồi đáp rằng “báo cáo vẫn đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam”.
Bài viết này sẽ điểm qua một vài ví dụ về những nhận định thiếu khách quan đó.
1. Ví dụ đầu tiên là một đoạn ở trang 2, xoay quanh vụ nổ súng ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội lúc rạng sáng 09/01/2020. Báo cáo viết:
“Ngày 9 tháng 1, một lực lượng lớn công an có vũ trang thuộc Bộ Công an và công an thành phố Hà Nội đã bao vây xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Vào sáng sớm, họ đột kích nhà của ông Lê Đình Kình, một người cao tuổi ở địa phương đã lãnh đạo dân làng nhiều năm chống lại việc thu hồi 145 héc ta đất nông nghiệp để xây dựng một công trình quân sự mới. Trong cuộc đột kích đó, công an và những người dân có vũ trang đã đụng độ với nhau bằng bạo lực, dẫn đến cái chết của 3 cán bộ công an và ông Lê Đình Kình. Các nhân chứng, trong đó có vợ của ông Kình, nói rằng công an đã ném lựu đạn hơi cay vào nhà khi gia đình đang ngủ và bắn ông Kình chết tại chỗ. Các nhà hoạt động nhân quyền bày tỏ sự nghi ngờ về tính hợp pháp của cuộc đột kích cũng như về các báo cáo chính thức của công an rằng ông Kình được vũ trang bởi lựu đạn cầm tay, trong khi ông cụ 84 tuổi này bị khuyết tật.”
Không khó để nhận ra trong đoạn văn trên, có một số chi tiết tự mâu thuẫn với nhau. Nếu “công an và những người dân có vũ trang đã đụng độ với nhau bằng bạo lực”, thì không thể có chuyện khi công an tiến vào nhà ông Kình, cả gia đình ông vẫn đang ngủ. Thêm nữa, đoạn văn trên cũng lược bỏ một chi tiết quan trọng: nhóm nông dân là bên tấn công trước, khi họ ném pháo nổ, bom xăng vào công an khi công an mới chỉ dựng hàng rào sát cổng làng. Nếu chi tiết này không bị lược bỏ, thì độc giả sẽ thấy cuộc đột kích có tính hợp pháp.
Thực tế, trước khi cuộc đụng độ nổ ra, băng nhóm Lê Đình Kình đã tụ tập từ đêm hôm trước tại nhà ông Lê Đình Kình với lựu đạn, bom xăng, giáo mác tuyên bố sẵn sàng tấn công công an. Trước thời điểm đụng độ, nhóm cầm đầu đã livestreams công bố trên mạng về cuộc tấn công. Theo dõi thông tin trên mạng được phát trên chính facebook của Trịnh Bá Phương, đồng bọn với nhóm Lê Đình Kình thì công an đã bắc loa khuyên dừng ngay cuộc tấn công trước khi thực sự trấn áp, dẫn đến cái chết của 3 cán bộ công an và ông Lê Đình Kình. Bộ Ngoại giao Mỹ chọn tin vào lời nói của bà vợ ông Lê Đình Kình để phủ nhận mọi bằng chứng và sự mâu thuẫn khác. Ông Lê Đình Kình bị khuyết tật nhưng là ở chân, vẫn ngồi xe lăn, tay vẫn cử động tốt, vẫn chỉ huy đồng bọn chống trả công an đến cùng. Viết báo cáo về vụ Đồng Tâm của Bộ Ngọa giao Hoa Kỳ cho thấy, họ thà dựa trên sự nghi ngờ từ “các nhà hoạt động nhân quyền” (dân Việt Nam thừa biết là Hoa Kỳ dựa trên thông tin xuyên tạc vụ việc của những kẻ chống đối và mưu đồ lật động thể chế chính trị Việt Nam được dán nhãn này) để quy kết về “tính hợp pháp của cuộc đột kích” và phủ nhận các bằng chứng công an thu thập được, cho thấy rõ thái độ và góc nhìn thiếu thiện chí, chụp mũ đối với tình hình nhân quyền Việt Nam của họ
2. Một ví dụ khác liên quan đến nhóm bạo động ở Tây Nguyên, nằm ở đoạn sau:
“Nhà chức trách viện dẫn các quy định về an ninh quốc gia để bỏ tù những người dân tộc thiểu số do họ có liên hệ với các tổ chức ở nước ngoài mà chính phủ cho là có mục đích ly khai, và đã kết án những người này nhiều năm tù. Ngoài ra, các nhà hoạt động thường cho biết lực lượng an ninh cũng hiện diện đông hơn trong những ngày có ý nghĩa lịch sử quan trọng và các ngày lễ ở các khu vực có cộng đồng dân tộc-tôn giáo thiểu số sinh sống.”
“Các tổ chức ở nước ngoài” vừa nêu chỉ “có mục đích ly khai” trong cái nhìn chủ quan của Chính phủ Việt Nam, hay rốt cuộc chúng thật sự có mục đích ly khai? Nước Mỹ thừa biết rằng đằng sau cuộc bạo động ở Tây Nguyên vào năm 2004, có bàn tay của các tổ chức đòi ly khai đã đăng ký và đang hoạt động ngay trên đất Mỹ. Chẳng hạn, cương lĩnh của Quỹ Người Thượng, do Ksor Kok (sống ở Mỹ) sáng lập vào năm 1992, đã công khai đặt mục đích “Phát động đấu tranh xây dựng một đất nước Đề Ga vào năm 2000”. Và “đất nước Đề Ga” này bao gồm 14 tỉnh của Việt Nam từ Quảng Trị vào đến Bình Thuận, với trung tâm là 4 tỉnh Tây Nguyên. Phàm đã theo dõi về vấn đề nhân quyền Việt Nam mà Bộ Ngoại giao Mỹ lại bỏ qua, làm lơ cho công dân nước mình đang xâm hại, kích động bạo loạn, lật đổ quốc gia khác, túm lấy một nhóm nhỏ dân tộc Tây Nguyên bị công dân Mỹ lôi kéo và bị đi tù tiếp tay cho công dân Mỹ gây bạo loạn làm cái cớ lên án nhân quyền Việt Nam !?!
Qua những đoạn trích trên, có thể thấy Báo cáo Nhân quyền năm 2020 thật sự chứa một số thông tin bóp méo bản chất sự việc, nhằm phục vụ mục đích chính trị của Mỹ. Một khi dụng ý đã rõ ràng như vậy, đúng sai đâu còn quan trọng với kẻ sản xuất ra nó!
Nguồn: Tre làng