Trong bài phát biểu trước Ngày Tự do Báo chí Thế giới (03/05/2021), Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres khẳng định rằng sự suy giảm tài chính của nhiều tổ chức truyền thông công ích trên toàn thế giới là một trong những tác động phụ nguy hiểm của đại dịch COVID-19. Ông Guterres lo ngại rằng khi nhiều kênh truyền thông chuyên nghiệp phải ngưng hoạt động vì thiếu kinh phí, thì các kênh thông tin sai lệch và kích động thù địch sẽ lên ngôi, tạo thành một “bệnh truyền nhiễm thông tin” đe dọa toàn xã hội. Lo ngại của Guterres là có căn cứ: theo một cuộc khảo sát do Trung tâm Báo chí Quốc tế (ICFJ) và Đại học Columbia (Mỹ) tổ chức, toàn bộ 14.000 nhà báo và đơn vị quản lý tin tức ở 125 quốc gia tham gia khảo sát đã xác nhận rằng đại dịch COVID-19 đang bóp nghẹt ngành truyền thông toàn cầu. Trong khi truyền thông phụ thuộc vào doanh thu quảng cáo, có đến hơn 40% số công ty truyền thông được khảo sát đã ghi nhận mức giảm doanh thu quảng cáo từ 50% đến 75%. Việc này khiến nhiều nhân sự trong lĩnh vực báo chí, truyền thông bị trừ lương và sa thải vào thời điểm mà mọi người rất cần thông tin chính xác.
Để giải quyết vấn đề, Tổng Thư ký Guterres đã kêu gọi các nước hỗ trợ Quỹ Quốc tế về Truyền thông Công ích mới được thành lập, đặc biệt để đảm bảo tương lai của các tổ chức truyền thông độc lập ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Mối quan tâm của ông Guterres cũng trùng với chủ đề của Hội nghị Tự do Báo chí Thế giới 2021, được UNESCO tổ chức tại Namibia từ ngày 29/04 đến ngày 03/05: “Thông tin với tư cách một Hàng hóa Công cộng”.
Những phát biểu của Guterres dường như cũng hé lộ một thực tế: dù nhiều nhóm chống Cộng người Việt đang tự cho mình là “truyền thông độc lập”, họ còn lâu mới đáp ứng đủ các điều kiện để trở thành một tổ chức truyền thông độc lập theo quan niệm của Liên Hiệp Quốc. Thay vào đó, dường như họ khá giống các kênh thông tin sai lệch và kích động thù địch đang gây rắc rối cho xã hội trong dịch COVID-19.
Chẳng hạn, cách đây hơn 1 năm, Nguyễn Văn Đài đã tung thông tin sai lệch về tình hình kinh tế ở Việt Nam để tạo khủng hoảng trong dịch bệnh, nhằm phục vụ mục đích lật đổ chế độ:
Trong khi đó, nhiều nhóm chống Cộng ở hải ngoại đã tích cực lan truyền các thông tin sai lệch về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, từ đó góp phần gây ra cuộc khủng hoảng ở điện Capitol hôm 06/01:
Trong khi các nhóm chống Cộng người Việt ý thức được quyền tự do ngôn luận của mình, dường như họ rất thiếu ý thức về trách nhiệm khi tham gia các hoạt động truyền thông. Đây là một trong những lý do khiến họ mất dần người ủng hộ trong suốt thời gian qua, và bị phương Tây lãng quên trước thềm Ngày Tự do Báo chí Thế giới
VKL
Nguồn: Diễn đàn Dân chủ