Trang chủ Diễn đàn dân chủ Ngày Tự do báo chí thế giới (1): Không thể có “tự...

Ngày Tự do báo chí thế giới (1): Không thể có “tự do báo chí” tuyệt đối, xâm hại xã hội!

190
0

Hôm nay, 03/5/2021, là ngày tự do báo chí thế giới. Trở lại lịch sử thì ngày 20/12/1993, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ra Nghị quyết số 48/432 quyết định lấy ngày 03/5 hằng năm là ngày tự do báo chí nhằm “cổ vũ, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tự do báo chí trên toàn thế giới và nhắc nhở các chính phủ về bổn phận phải tôn trọng và duy trì quyền tự do ngôn luận theo Điều 19 của Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế và đánh dấu ngày kỷ niệm Tuyên ngôn về những nguyên tắc tự do báo chí do các nhà báo châu Phi đưa ra năm 1991 (tuyên ngôn Windhoek).

Là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của Liên Hợp quốc, Việt Nam có nỗ lực cải thiện pháp luật về báo chí bảo vệ quyền tự do báo chí cũng như xây dựng nền báo chí lành mạnh, phục vụ tốt nhất cho công cuộc chống tham nhũng, xây dựng chính phủ kiến tạo, nhu cầu thông tin của người dân… Tính đến nay, theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, cả nước có 850 cơ quan báo chí, trong đó có 179 cơ quan báo, 648 tạp chí, 23 cơ quan báo chí điện tử độc lập; có 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh-truyền hình với 2 đài Quốc gia, 64 đài địa phương, 5 kênh truyền hình. Cả nước hiện có trên 41.000 người đang công tác tại các cơ quan báo chí (cả 4 loại hình), trong đó có 20.407 trường hợp đã được cấp thẻ nhà báo. Những số liệu trên đã cho thấy sự đa dạng và tự do của các loại hình báo chí Việt Nam.

Tuy nhiên, từ khi lấy ngày 03/5 hàng năm làm ngày tự do báo chí, một số cá nhân, tổ chức thuộc Liên hợp quốc cùng với những tổ chức nhân quyền quốc tế có xu hướng “tuyệt đối hóa” vấn đề này; nghĩa là chỉ chú trọng sự tự do tuyệt đối của báo chí mà không đề cập đến các mặt trái, tiêu cực của hoạt động tự do thái quá. Hệ quả là đã hình thành nên các xu hướng tiêu cực bất chấp những quy định kiểm soát của mỗi chính phủ, dẫn tới những quan điểm sai lệch về quyền tự do báo chí, ảnh hưởng đến uy tín đối ngoại của các tổ chức, cá nhân và chính phủ muốn quản lý hoạt động báo chí nhằm hạn chế các mặt tiêu cực mà nó gây ra như làm lộ lọt bí mật nhà nước, xâm phạm lợi ích của các cá nhân, tổ chức.

Việt Nam có hệ thống luật pháp của mình nhằm duy trì sự ổn định và giữ vững định hướng phát triển xã hội; bảo đảm, bảo vệ quyền con người; giữ gìn an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội,… Hệ thống luật pháp ấy là một trong những yếu tố cơ bản tạo ra cơ hội giúp mọi công dân có điều kiện phát triển toàn diện, phát huy năng lực và tài năng để cống hiến cho đất nước. Nhưng hệ thống luật pháp ấy cũng rất nghiêm khắc với bất cứ cá nhân nào, kể cả nhà báo, đã xem nhẹ trách nhiệm công dân, lợi dụng nghề nghiệp xã hội mà có hành vi vi phạm pháp luật, chống phá Nhà nước, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, xúc phạm danh dự các tổ chức và cá nhân…

Trần Hoàng Chinh

Nguồn: Diễn đàn Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây