Trang chủ Diễn đàn dân chủ Vì sao tổ chức Ân xá Quốc tế trở thành ổ vi...

Vì sao tổ chức Ân xá Quốc tế trở thành ổ vi phạm nhân quyền?

237
0

Vì sao tổ chức Ân xá Quốc tế trở thành ổ vi phạm nhân quyền?

Năm 1961, luật sư người Anh Peter Benenson đã thành lập tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International – AI), với mục đích ban đầu là đòi thả 2 tù nhân chính trị người Bồ Đào Nha. Sau 60 năm, Ân xá Quốc tế đã phát triển thành một tổ chức lớn có 7 triệu thành viên và ủng hộ viên, đồng thời không giới hạn hoạt động trong vấn đề tù chính trị, mà còn mở rộng sang các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Đáng buồn thay, sự tăng trưởng về quy mô của Ân xá Quốc tế đã không đi kèm sự đảm bảo về chất lượng: sau khi hai nhân viên của tổ chức này liên tiếp tự sát vì làm việc quá sức hồi năm 2018, một cuộc điều tra sau đó cho thấy Ân xá Quốc tế đã trở thành một ổ vi phạm nhân quyền. Một phần ba số nhân viên được khảo sát nói rằng họ “bị đối xử tồi tệ hoặc bị bắt nạt nơi làm việc kể từ 2017”. Nhiều nhân viên Ân xá Quốc tế đã kể về tình trạng phân biệt đối xử do chủng tộc, giới tính – theo đó phụ nữ, người da màu và người đồng tính đã trở thành mục tiêu công kích, hoặc bị đối xử không công bằng tại nơi làm việc. Sau scandal này, bảy lãnh đạo cấp cao của Ân xá Quốc tế đã buộc phải từ bỏ chức vụ, nhưng họ đều nhận được những khoản bồi thường hậu hĩnh.

Vì sao tổ chức Ân xá Quốc tế trở thành ổ vi phạm nhân quyền?

Nhưng vì sao Ân xá Quốc tế có thể vừa là một tổ chức nhân quyền, vừa là một ổ vi phạm nhân quyền? Chuyện này có thể có 3 lý do:

Thứ nhất, Ân xá Quốc tế đã trở nên quá kiêu ngạo. Từ ngày thành lập đến nay, họ đã hoạt động như một thứ công tố viên quốc tế, chuyên nhận đơn kiện và phán xét hành vi vi phạm nhân quyền của các nước. Tuy nhiên, nếu cơ quan công tố bình thường phải làm việc dựa trên lượng bằng chứng rất lớn mà cơ quan điều tra cung cấp, thì Ân xá Quốc tế lại làm việc chỉ dựa trên lời kể của phía nạn nhân. Nếu cơ quan công tố bình thường phải tranh luận với luật sư và chịu sự phán xét của tòa, thì Ân xá Quốc tế gần như không phải tranh luận với ai, và chỉ chịu sự phán xét của đám đông mà thường ngày vẫn đồng ý với họ. Vì bối cảnh này, các thành viên Ân xá Quốc tế mặc nhiên tự coi mình là người tốt, là anh hùng cứu thế giới, mà không hiểu rằng trong mình cũng có những cái xấu chỉ chờ cơ hội để bộc lộ ra. Trong một bộ máy hành chính quan liêu để quản lý 7 triệu người, những cơ hội như vậy rất dễ phát sinh, nhất là khi quyền lực trong guồng máy xuyên quốc gia đó hầu như không bị ai phê bình hoặc giám sát.

Thứ hai, guồng máy của Ân xá Quốc tế dễ nhập nhằng giữa lợi ích kinh tế và lý tưởng nhân quyền. Trong khi một công tố viên bình thường là người làm công ăn lương, thì thu nhập của Ân xá Quốc tế sẽ tăng lên theo số vụ “vi phạm nhân quyền” mà họ báo cáo. Như vậy, càng báo cáo ẩu và bới bèo ra bọ, Ân xá Quốc tế có thu nhập càng cao. Theo cách này, Ân xá Quốc tế chẳng khác gì một tổ chức dư luận viên quốc tế, một thứ chí phèo chuyên đi chửi thuê cho trật tự Mỹ.

VKL

Nguồn: Diễn đàn Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây