Như thông lệ, trước dịp 30/04 hằng năm, các nhóm chống Cộng cờ vàng lại dồn dập đăng các bài viết ca ngợi Ngô Đình Diệm. Chẳng hạn, một bài viết trên fanpage của đảng Việt Tân đã ca ngợi ông Diệm là “đức độ”, “liêm khiết”, “vô ngã”, “tự quên thân mình để hiến trọn đời cho quê hương xứ sở”… Bằng những hoạt động tuyên truyền kiểu này, họ cố biến Ngô Đình Diệm thành một thần tượng chính trị, rồi dùng hình ảnh ông Diệm để quảng bá cho chế độ Việt Nam Cộng hòa mà họ định phục hồi. Tuy nhiên, những lập luận ca ngợi Ngô Đình Diệm vốn dĩ thiếu trung thực, và ý định biến ông Diệm thành thần tượng chỉ thể hiện sự phản dân chủ của giới chống Cộng.
Trong thời gian cầm quyền, Ngô Đình Diệm đã đàn áp nhiều nhóm đối lập chính trị, không riêng gì các đảng viên Cộng sản. Để làm việc này, ông Diệm dùng những biện pháp dã man và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Chẳng hạn, về khía cạnh tù chính trị, số liệu của VNCH cho biết có 48.250 người bị bỏ tù vi lý do chính trị trong giai đoạn 1955-1960. Về quyền tự do biểu tình, ngày 16/08/1954, quân đội VNCH đã nổ súng trấn áp đoàn biểu tình ở thị xã Gò Công, khiến 162 người bị thương và 8 người chết. Về quy trình tố tụng, ngày 06/05/1959, Ngô Đình Diệm ban hành Luật 10-59, theo đó những người bị nghi là đảng viên Cộng sản có thể được đưa thẳng ra xét xử mà không cần mở cuộc điều tra, án phạt chỉ có hai mức là tù khổ sai hoặc tử hình, việc xét xử kéo dài 3 ngày là tối đa, không có kháng án, và dụng cụ tử hình gồm cả máy chém. Ngày 24/07/1959, báo The Straits Times (Singapore) có bài viết tường thuật cảnh 1.000 người dân xem xử chém ở Sài Gòn. Ngày 15/10/1959, báo Buổi Sáng viết: “Theo một phán quyết của phiên xử vắng mặt của Tòa án Quân sự Đặc biệt ngày 02 tháng 10, Nguyễn Văn Lép, tức Tư Út Lép, một Việt Cộng, đã bị tuyên án tử hình. Cách đây một tuần, Lép đã bị sa vào lưới của Cảnh sát trong một khu rừng ở Tây Ninh. Bản án tử hình đã được thi hành … Hiện đầu và gan của tên tử tù đã được Hội đồng xã Hào Đước cho đem bêu trước dân chúng”.
Hoạt động đàn áp của Ngô Đình Diệm không chỉ nhắm vào những người bị nghi là Cộng sản, mà còn nhắm vào mọi lực lượng chính trị đối lập và mọi tôn giáo ngoài Công giáo. Chẳng hạn, ngày 07/07/1963, nhà văn Nhất Linh (đảng viên Việt Quốc) đã tự sát bằng thuốc độc để phản đối sự đàn áp của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, sau khi nghe tin mình sắp bị chế độ này đưa ra xét xử. Việc Ngô Đình Diệm đàn áp đối lập một cách bừa bãi, khiến chế độ VNCH mất hết tính chính danh trong mắt dân chúng và dư luận quốc tế, là một trong những lý do khiến Mỹ thúc đẩy vụ ám sát Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu.
Qua việc giới chống Cộng đồng loạt ca ngợi một chế độ độc tài vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như chế độ Ngô Đình Diệm, có thể thấy họ không hề thật tâm theo đuổi các giá trị nhân quyền, dân chủ,
Nguồn: Loa phường