Trang chủ Diễn đàn dân chủ Hồ sơ ân xá quốc tế – Bài 3: Một tổ chức...

Hồ sơ ân xá quốc tế – Bài 3: Một tổ chức độc hại và tàn nhẫn với nhân viên

207
0

Năm 2018, Một báo cáo cho thấy AI có một môi trường làm việc “độc hại”, với tình trạng bắt nạt, sỉ nhục công khai, phân biệt đối xử và lạm dụng quyền lực phổ biến. Báo cáo được tiến hành sau khi có hai nhân viên làm việc cho AI tự sát, cho thấy có một phong trào nguy hiểm “chúng tôi (nhân viên) chống lại họ (ban lãnh đạo AI)” và sự thiếu tin tưởng nghiêm trọng vào ban lãnh đạo cấp cao, điều này đã đe dọa uy tín của AIvới tư cách là nhà đấu tranh nhân quyền. Báo cáo cho biết thêm: “Khi những rạn nứt trong tổ chức và bằng chứng về chủ nghĩa chuyên quyền và đạo đức giả trở nên công khai, chúng sẽ được chính phủ và những chỉ trích hoạt động của AI sử dụng để hạ bệ tổ chức này trên toàn thế giới”.

Báo cáo do KonTerra Group thực hiện và do các nhà tâm lý học đứng đầu, nhằm xem xét các bài học kinh nghiệm sau các vụ tự tử vào năm 2018, cho thấy ban lãnh đạo thường xuyên sử dụng hành vi bắt nạt và sỉ nhục nơi công cộng. “Đã có nhiều báo cáo về việc các nhà quản lý coi thường nhân viên trong các cuộc họp, cố tình loại trừ một số nhân viên nhất định, hoặc đưa ra những nhận xét hạ thấp, đe dọa như: “Mày là đồ bỏ!” Hoặc: “Hãy nghỉ việc! Nếu mày ở trong vị trí này, cuộc sống của mày sẽ khốn khổ”.

Các chuyên gia tư vấn, tập trung vào Ban thư ký quốc tế của AI, cho rằng Ban này phần lớn hoạt động trong “tình trạng khẩn cấp” sau một quá trình tái cơ cấu để phân cấp và chuyển nhân viên đến gần cơ sở hơn ở những nơi có bất ổn và xung đột dân sự. Nhiều nhân viên tại AI mô tả công việc của họ là “rất thường xuyên căng thẳng hoặc sang chấn tâm lý”. Văn hóa đối địch, thất bại trong quản lý và áp lực khối lượng công việc là những yếu tố đáng kể nhất cho các vấn đề bị cáo buộc.

Đánh giá dựa trên cuộc khảo sát 475 nhân viên (70%) của Ban thư ký quốc tế của AI, theo đó là các cuộc phỏng vấn trực tiếp. Một số cho biết đã trải qua sự tồi tệ trong quá trình làm việc. Trong nhiều cuộc phỏng vấn, từ “độc hại” đã được sử dụng để mô tả văn hóa làm việc của AI từ những năm 1990. Các cụm từ “đối nghịch”, “thiếu tin tưởng” và “bắt nạt” cũng vậy. Nhân viên đã tiết lộ nhiều lý do phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc và giới tính và phụ nữ, nhân viên da màu và nhân viên LGBTQI bị nhắm mục tiêu hoặc đối xử bất công. “Theo địa vị và sứ mệnh của AI – bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền – số lượng đánh giá tiêu cực mà nhóm khảo sát nhận được về “bắt nạt”,”phân biệt chủng tộc” và “phân biệt giới tính” là đáng lo ngại. Nhóm khảo sát đã cung cấp một báo cáo riêng về các cáo buộc lạm dụng quyền lực, phân biệt đối xử và đối xử không công bằng cho Tổng thư ký của AI; Họ đã phát hiện nhiều trường hợp bị cáo buộc là thiên vị hoặc chuyên chế trong việc tuyển dụng và nhiều trường hợp “có vẻ được tuyển dụng mà không có quy trình hợp lý”.

Một trong những vấn đề mà tổ chức phải đối mặt là “văn hóa hy sinh”, trong đó nhân viên sẽ hy sinh lợi ích của bản thân để gánh vác khối lượng công việc khổng lồ – một trong những nguyên nhân khiến họ quá tải và kiệt sức. Rõ ràng, có thể thẩy AI không thể cố gắng để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn trong khi chính nó vẫn duy trì một cơ cấu tổ chức lạc hậu, chuyên chế và các hình thức lạm dụng quyền lực khác”.

Kumi Naidoo, tổng thư ký của AI đã đưa ra một kế hoạch cải cách vào cuối tháng Ba năm 2018. Các vấn đề về văn hóa làm việc của AI lần đầu tiên được tiết lộ vào tháng 5 cùng năm, khi tờ Times đưa tin Gaëtan Mootoo đã tự sát vì căng thẳng và làm việc quá sức. Sáu tuần sau, Rosalind McGregor, 28 tuổi, một thực tập sinh tại văn phòng AI ở Geneva, cũng tự sát tại nhà riêng của gia đình cô ở Surrey. Một nhân viên nói rằng phản ứng của tổ chức đối với cái chết của Mootoo “khiến nhiều người trong chúng tôi rất buồn”. “Cách họ thông báo, cách họ cố gắng che đậy”. AI đã lên tiếng không chịu trách nhiệm về cái chết của những người đó.

Trần Hoàng Chinh

Nguồn: Diễn đàn Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây