Những hoạt động ban đầu của AI quả là rất tốt đẹp và đã lan tỏa được tinh thần nhân đạo, tương thân tương ái lớn lao trên thế giới. Chẳng thế mà như đã nói, AI phát triển khá nhanh, đến năm 1962 đã có các nhóm hoạt động ở các nước lớn như Đức, Bỉ, Thụy Sỹ, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Canada, Malayxia, Mianmar, Ấn Độ và đến nay có mặt ở 162 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong những năm đầu, AI chỉ hoạt động tập trung vào những quy định liên quan đến tù chính trị trong Tuyên ngôn nhân quyền được công bố của Liên Hợp Quốc tại các Điều 18 và Điều 19. Tuy nhiên, nhận thấy các hình thức vi phạm nhân quyền có phạm vi rộng hơn, do đó AI mong muốn mở rộng sứ mạng để hoạt động đấu tranh cho những nạn nhân của các hình thức vi phạm nhân quyền khác. Riêng năm 2000, AI đã nhân danh 3385 cá nhân và cùng họ đấu tranh giành quyền lợi, qua đó đã cải thiện được điều kiện sống của tù nhân trong hơn một phần ba số trường hợp nhân danh này và góp phần bảo vệ được những điều bất công trong việc xử tử đối với những tù nhân lương tâm. Đến nay, trên thế giới có rất nhiều nhóm Ân xá quốc tế hoạt động với số lượng thành viên lớn.
Năm 1971, AI được tặng giải thưởng Nobel về hòa bình vì những hoạt động tích cực và có ý nghĩa trong việc đấu tranh dành nhân quyền trên thế giới.
Nhưng gần đây, vì những động cơ và mục đích khác nhau, AI đã có những phản ánh không khách quan, chính xác về tình hình nhân quyền đối với nhiều quốc gia trên thế giới nên khi công bố những phản ánh đó đã vấp phải làn sóng dư luận mạnh mẽ của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhiều cáo buộc xoay quanh vấn đề AI đã tự cấp cho mình quyền đứng trên pháp luật của các quốc gia bởi theo nguyên tắc pháp quyền, mỗi quốc gia đều có chủ quyền và có hệ thống pháp luật riêng, mọi tổ chức cá nhân đều phải chịu sự ràng buộc của pháp luật quốc gia đó và AI đang can thiệp sâu về những vấn đề nội bộ của quốc gia khi áp đặt và yêu cầu vô căn cứ đối với việc cư xử cũng như pháp luật của các quốc gia.
Có thể bạn cho rằng những điều tôi vừa nói trên là suy diễn và vô căn cứ!? Thế thì hãy tìm đọc một loạt những bài phê bình, chỉ trích dưới đây của những học giả quốc tế dành cho AI, để thấy rằng tôi không vu oan cho ai cả:
Jonathan V. Last, Calling It Like They See It, FrontPageMagazine, ngày 3 tháng 4 năm 2003. Alleges AI has anti-American/Israel bias.
Christopher Archangelli, Amnesty for Iraq, FrontPageMagazine, ngày 24 tháng 4 năm 2003. Allages AI has anti-American bias regarding Iraq.
NGO Monitor Criticisms of Amnesty International – Points to a running list of criticism of various NGOs, AI in particular.
Michael Mandel, How America Gets Away With Murder: Illegal Wars, Collateral Damage and Crimes Against Humanity, Pluto Press 2004. Alleges AI is selective in defending “human rights”, in particular, regarding the US-Iraq war 2003, and the War in the Balkans.
Paul de Rooij, AI: Say It Isn’t So, CounterPunch, Oct. 31, 2002.
Paul de Rooij, AI: The Case of a Rape Foretold, CounterPunch, Nov. 26, 2003.
Paul de Rooij, AI: A false beacon?, CounterPunch, Oct. 13, 2004. Contains a reading list.
Trần Hoàng Chinh
Nguồn: Diễn đàn Dân chủ