Nhận diện phong trào “không biết không bầu” của các nhà rân chủ

Nhận diện phong trào “không biết không bầu” của các nhà rân chủ

Càng đến ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đông Nhân dân các cấp, các thế lực thù địch, phản động chống phá càng quyết liệt. Đây là vấn đề mang tính quy luật, tuy nhiên, hoạt động phá hoại bầu cử của các đối tượng lần này tinh vi, xảo quyệt hơn rất nhiều khi có sự hỗ trợ của khoa học công nghệ và những tiện ích của mạng interner.

Do đó, so với những lần bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp trước đây thì mức độ chống phá của các thế lực thù địch nước ngoài và cơ hội chính trị trong nước thời gian gần đây có diễn biến mới, trắng trợn, thâm độc và lan rộng trên mạng xã hội.

Chính vì vậy, gần đây, chúng ta thấy tràn lan trên các trang mạng xã hội những nội dung tuyên truyền xuyên tạc vấn đề nhân sự, kích động chống phá bầu cử. Trong đó, đáng chú ý phong trào “tự ứng cử”, “tẩy chay bầu cử” được các đối tượng trong và ngoài nước ráo riết tiến hành suốt thời gian vừa qua.

Sau lần hiệp thương từ vong 1 đến vòng 3, hầu hết các nhà rận chủ và số đối tượng cơ hội chính trị đã bị hất tung khỏi chính trường với số phiếu thấp lè tè. Điều này cũng đã được dự báo trước và đương nhiên các đối tượng cũng chẳng kỳ vọng có kỳ tích trong phong trào “tự ứng cử”. Cho nên, tiếp diễn trò chống phá, các đối tượng ráo riết tuyên truyền xuyên tạc về việc có khách quan trong việc các phiếu bầu hay không, từ đó bóp méo, thổi phồng vấn đề, đây được xem là tiền đề để các đối tượng mở chiến dịch tiếp theo là phong trào “tẩy chay bầu cử” và phong trào “không biết không bầu”.

Nhận diện phong trào “không biết không bầu” của các nhà rân chủ

Phong trào “không biết không bầu” của đám rận chủ

Trò hề này thực ra chẳng mới, lần bầu cử nào họ cũng tái diễn với các luậ điệu xuyên tạc gắn với các câu hỏi như: Đã từng thấy người nào diễn thuyết, kêu gọi bỏ phiếu cho họ chưa? ai là người đại diện cho quyền, lợi ích của bạn? đã có đại biểu Quốc hội nào đứng ra bảo vệ quyền lợi cho bạn chưa…?

Thoáng nghe cũng đủ thấy sắc mùi của cái gọi là lấy cảm hứng từ những câu chuyện “dân chủ phương tây”, mà chính kiểu bầu cử theo cách “dân chủ quá trớn” đang là cho chính nước Mỹ và một số quốc gia đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề, hố sâu ngăn cách các bộ phận nhân dân như những vết thương không cầm máu.

minh chứng cho điều này, thực tế ở các nước phương Tây, việc bầu nghị viện và bầu ra nhà lãnh đạo đất nước được tiến hành khá cởi mở. Các ứng cử viên tự do xây dựng đề án, tổ chức các chiến dịch truyền thông, vận động tranh cử để cử tri lựa chọn. Tuy nhiên, hiện nay việc này đã xuất hiện những “gót chân Asin” mang biểu hiện lợi ích cục bộ, thao túng chính trị, tranh giành cử tri bằng mọi giá, triệt hạ đối thủ bằng mọi cách, gây bất bình giữa các tầng lớp trong xã hội.

Những bất ổn, náo loạn, đổ máu… xung quanh bầu cử lãnh đạo cấp cao của một số quốc gia ngày càng cho thấy những bất đồng, phân biệt về quyền làm chủ của công dân giữa các tầng lớp khác nhau trong xã hội là rất khó có thể điều hòa. Những người cổ vũ tự do tuyệt đối, tự do vô chính phủ trong lúc này chẳng những thiếu hiểu biết, mà còn rắp tâm phá hoại đất nước.

Cùng với đó, các đối tượng tìm cách bẻ lái, vu cáo Việt Nam không có dân chủ trong các hoạt động bầu cử với luận điệu cho rằng: việc các cơ quan Trung ương giới thiệu nhân sự bầu đại biểu Quốc hội về các địa phương để ứng cử là một biểu hiện của “Đảng cử, dân bầu”. Những đại biểu ứng cử có chương trình nhưng không thuyết trình và tổ chức vận động tranh cử để nhân dân địa phương biết thì sẽ không bầu. Việc cử tri bầu những người này chỉ là hình thức. Họ không đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cử tri mà chỉ bảo vệ lợi ích cho Đảng, nhằm đàn áp, thống trị nhân dân…

Đúng là đám học đòi dân chủ nửa mùa. Về vấn đề này, chúng ta cần nhận thức rõ rằng bầu cử là một biểu hiện tính dân chủ, tiến bộ của nhà nước pháp quyền so với các chế độ chính trị đã có trong lịch sử như phong kiến hoặc chiếm hữu nô lệ. Ở Việt Nam, bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND là một hình thức thể hiện quyền làm chủ của công dân cao nhất, để cử tri bầu ra những vị đại diện cho lòng yêu nước, có bản lĩnh chính trị kiên định, đủ phẩm chất, uy tín, năng lực và trình độ, có khả năng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri để lập pháp, giám sát sự lãnh đạo, quản lý, điều hành đất nước của Chính phủ.

Thế nên, ở Việt Nam, bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND được xem trọng và được ví như ngày hội thực sự. Quyền và nghĩa vụ bầu cử của công dân Việt Nam chỉ có được sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành lại độc lập, tự do.

Mã Phi Long

Nguồn: Bản tin Dân chủ

Comments

No comments yet. Why don’t you start the discussion?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *