Trang chủ Loa Phường Lạm bàn về vụ Ân xá quốc tế đòi Việt Nam điều...

Lạm bàn về vụ Ân xá quốc tế đòi Việt Nam điều tra nhóm Ocean Lotus (2): Mưu đồ thực sự của AI?

195
0

Cuối tháng 02/2021, tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) liên tiếp tung ra một loạt bài viết cáo buộc rằng Chính phủ Việt Nam có liên quan đến Ocean Lotus – một nhóm hacker thường xuyên dùng phần mềm gián điệp để đột nhập vào hòm thư của các tổ chức chống Nhà nước Việt Nam. Theo loạt bài này, thì từ năm 2018 đến 2020, Ocean Lotus đã tấn công ít nhất 2 mục tiêu, là blogger Bùi Thanh Hiếu (hiện đang tị nạn ở Đức) và tổ chức VOICE (đặt trụ sở tại Philippines). Loạt bài này không phải là một động thái riêng lẻ của Ân xá Quốc tế; thay vào đó, nó được phát triển từ các dữ liệu và kiến nghị mà tổ chức này đã đưa ra trong báo cáo “Để chúng tôi thở” – một báo cáo xoay quanh tình hình tự do trên Internet tại Việt Nam, xuất bản vào năm 2020.

Lạm bàn về vụ Ân xá quốc tế đòi Việt Nam điều tra nhóm Ocean Lotus (2): Mưu đồ thực sự của AI?

Đáng chú ý, trong cả báo cáo “Để chúng tôi thở” lẫn loạt bài vừa nêu, tổ chức Ân xá Quốc tế đều khuyến nghị Việt Nam “tiến hành một cuộc điều tra độc lập, khách quan và minh bạch” về các vụ tấn công vừa nêu, để xem nhóm hacker Ocean Lotus có hay không có liên hệ với “các cơ quan chính phủ cụ thể”.

Tuy nhiên, khi tìm hiểu về vụ việc này mới thấy hết được sự lố bịch của Ân xá quốc tế khi nỗ lực gán ghép và gây áp lực đòi Chính phủ Việt nam phải chịu trách nhiệm và phải tiến hành điều tra về nhóm Ocean Lotus này. Loa Phường xin dành loạt bài làm sáng tỏ vụ việc này:

1. Có bằng chứng Ocean Lotus liên quan đến Việt Nam?

2. Mưu đồ của Ân xá quốc tế sau màn gán ghép, vu cáo Việt Nam hậu thuẫn Ocean Lotus?

Nhìn vào các mục tiêu bị tấn công, ngoài các mục tiêu liên quan đến Việt Nam, không được thống kê, còn các mục tiêu liên quan đến ASEAN, Trung Quốc, Philippin, Campuchia gồm cả các tổ chức chính thống, dường như không hề liên quan mấy đến “xã hội dân sự” …Đó là chưa kể, kết quả điều tra của mấy nhà nghiên cứu của Volexity, DigitalGuardian – không đủ căn cứ về tính chuyên nghiệp, độc lập, liệu có khách quan, đảm bảo đánh giá đầy đủ tính chất của nhóm Ocean Lotus? Không loại trừ hàng ngàn vụ tấn công mà mấy nhà nghiên cứu phương tây nói trên không thể biết, thống kê ra được, từ đó chi phối đến nghi vấn liên quan Chính phủ Việt Nam?

Như vậy,xuất phát từ tính nguy hiểm và quy mô tấn công của Ocean Lotus được đánh giá chỉ đứng sau một tổ chức hacker hàng đầu của Nga, theo Ân xá quốc tế, thì đến Chính phủ Hoa Kỳ vẫn chưa xác định được thủ phạm thì tại sao Ân xá quốc tế lại đòi Việt Nam phải có có cuộc điều tra độc lập, trong khi nền tảng hoạt động tấn công nằm trên Google – một công ty có trụ sở ở Mỹ, do Chính phủ Mỹ quản lý? Đồng thời, tại sao Việt Nám phải đi điều tra bằng được (chắc gì đủ năng lực điều tra) về một tổ chức hacker hàng đầu thế giới khi chỉ phát hiện nhóm này tấn công một vài trường hợp đều là những cá nhân, tổ chức hoạt động lật đổ chính thể mà không phải là chính phủ Mỹ, Đức, EU đi điều tra bảo vệ công dân của họ?

Không chỉ dừng ở cáo buộc như trên, tìm hiểu trên mạng thì thấy các nhân viên của Ân xá quốc tế tích cực đăng bài, trả lời phỏng vấn các báo chí nước ngoài, rải trên các website nước ngoài vu cáo, gán ghép nhóm hacker Ocean Lotus với chiến lược đàn áp “dân chủ, nhân quyền” ở Việt Nam liên quan đến Luật An ninh mạng, đến nhóm Đồng Tâm, VOICE, Bùi Thanh Hiếu…Cách truyền thông của Ân xá quốc tế cho thấy thủ đoạn đê hèn, nói lấy được, thể hiện rõ động cơ bôi lem, đổ vấy, bôi nhọ uy tín Chính quyền Việt Nam – thói quen lâu nay của tổ chức này.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây