Trang chủ Luận bàn - Phản biện Bác luận điệu bảo kê cho ba đối tượng nhóm “báo sạch”

Bác luận điệu bảo kê cho ba đối tượng nhóm “báo sạch”

203
0

Liên quan tới vụ án Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, xảy ra tại TP Cần Thơ và một số tỉnh, thành do bị can Trương Châu Hữu Danh và đồng bọn thực hiện, Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam thêm 3 đối tượng trong nhóm “Báo sạch” bao gồm: Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang, Nguyễn Phước Trung Bảo.

Sự việc trên ngay lập tức nhận được sự quan tâm đặc biệt của VOA, BBC, RSF hay RFA… Cũng giống như nhiều trường hợp bắt giữ các đối tượng vi phạm pháp luật khác, các tổ chức nói trên lại diễn lại vở kịch đăng đàn, đòi trả tự do cho các đối tượng bị bắt giữ và vu cáo Việt Nam “bóp nghẹt tiếng nói đối lập”. Điều đó có đúng hay không thì hãy nhìn vào bản chất của cái gọi là “báo sạch” thì sẽ rõ.

Bác luận điệu bảo kê cho ba đối tượng nhóm

Ba đối tượng nhóm “báo sạch” bị bắt giữ

“Báo sạch” là báo “sạch” hay báo “bẩn”? Người ta nói rằng, cái lõi của nghề là truyền tải thông tin đúng, nhân văn tới xã hội, nghĩa rằng đã là báo thì chắc chắn là phải sạch rồi, vì vậy nếu là báo “sạch” thì có nhất thiết phải đặt tên mình là “báo sạch” hay không?

Bản chất nhóm có tên “Báo sạch” chính là một sản phẩm của đối tượng Trương Châu Hữu Danh đã bị khởi tố trước đó, ra đời dưới danh nghĩa giải cứu truyền thông nhưng bản chất là các cá nhân móc nối với nhau để “làm tiền”. Tôn chỉ của nhóm “Báo sạch” được trưng ra là “vì mục đích bảo vệ lẽ phải”, nhưng đằng sau đó thực chất là nhằm biến hệ thống kênh “báo sạch” trở thành công cụ để kiếm tiền.

Cách mà “Báo sạch” kiếm tiền chính là dưới hình thức lũng đoạn thông tin, vu cáo, đánh vào uy tín của tổ chức, cá nhân để chuộc lợi. Nếu cá nhân tổ chức không muốn “báo sạch” này “đụng” tới thì phải bỏ tiền ra để nhóm này không đăng bài hoặc gỡ bài đăng có nội dung liên quan đến uy tín, danh dự của mình. Hình thức nhận tiền thậm chí còn công khai kiểu “hợp đồng truyền thông” thông qua “Công ty TNHH TT Focus” do Nguyễn Thanh Nhã làm đại diện pháp luật để hợp thức hóa các hợp đồng truyền thông của nhóm.

Có thể nói, thủ đoạn của “Báo sạch” rất tinh vi, khi mà nó khoác lên mình chiếc áo rất mĩ miều, đó là “chống tiêu cực” hay là “xông vào điểm nóng”… Đó là những ngôn từ mà rất thu hút sự quan tâm, cũng như sự ủng hộ của quần chúng. Sự quan tâm đó vô hình dung chính là tiếp tay cho âm mưu, thủ đoạn “làm tiền” của nhóm này. Và ít ai biết rằng, nhóm này không khác gì một nhóm báo chí theo kiểu “xã hội đen” và lừa bịp dư luận.

Bất cứ ai là công dân Việt Nam đều có quyền lên tiếng về tham nhũng, tiêu cực và những sai phạm. Nhưng quan trọng là điều đó phải có cơ sở và xuất phát từ động cơ trong sáng, vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc; không được ảnh hưởng, xâm phạm đến lợi ích của cá nhân, tổ chức nào.

Việc mở rộng điều tra vụ án, khởi tố, bắt giam những kẻ lợi dụng quyền tự do dân chủ để vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích của các tổ chức, cá nhân và xã hội là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật. Những tiếng nói bảo kê cho nhóm “báo sạch” chỉ là những luận điệu nhằm vu cáo tình hình tự do báo chí, tình hình nhân quyền ở Việt Nam và can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam./.

Vân An

Nguồn: Người con Đất Mẹ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây