Mới đây, đối tượng Lê Anh đã đăng tải bài viết “Bình mới rượu cũ” tập trung chỉ trích, bàn luận về câu phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Chính phủ phải lắng nghe ý kiến phản biện” là câu phát biểu mị dân. Lê Ánh lộng ngôn rằng: “Nhiều người nói rằng, những kịch bản “mị dân” được các diễn viên ‘lãnh đạo’ diễn đi, diễn lại thấy phát chán, không có gì mới mẻ. Có nghĩa là những “phản biện” phải đúng theo ý của lãnh đạo, của đảng thì mới được chấp nhận. Còn những ý kiến “phản biện” nào đi ngược lại ý lãnh đạo, ý đảng thì sẽ bị vào tù. Cựu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã từng phát biểu là muốn nghe ý kiến phản biện giúp Đảng và Chính quyền”.
Thậm chí đối tượng này còn mượn cớ đòi Đảng và Nhà nước phải thả tù nhân chính trị mới đúng là lắng nghe ý kiến phản biện: “Nếu muốn dân tin vào lời phát biểu của lãnh đạo thì hãy trả tự do cho các Tù Nhân Lương Tâm, Tù Nhân Chính Trị bất đồng chính kiến còn đang bị giam giữ trong lao tù thì mới mong nhận được sự tín nhiệm và đồng thuận của người dân”.
Xin nói rõ, luận điệu cho rằng phát biểu của Thủ tướng là mị dân của Lê Ánh là hoàn toàn bịa đặt. Mỗi khi đất nước có hoạt động lớn, sự kiện lớn, việc lấy ý kiến nhân dân được tiến hành đầy đủ ở các cấp theo mức độ quan trọng của từng nội dung. Ví dụ, mới đây trước kỳ Đại hội đảng, các văn kiện dự thảo, đưa ra quan điểm, chủ trương đều công bố rộng rãi để lấy ý kiến thảo luận, phản biện đóng góp của toàn dân. Thực tế, trong các văn kiện qua các kỳ Đại hội, yếu tố phản biện xã hội luôn được quan tâm và chú trọng, đề cao. Và đã có hàng chục nghìn lượt ý kiến góp ý, phản biện đối với các vấn đề thuộc chương trình hành động, đột phá, nhất là giải quyết những tồn tại, bất cập về hạ tầng giao thông, môi trường, dân sinh, xây dựng đô thị thông minh…
Hay trong các phiên họp chất vấn Quốc hội, các Đại biểu đều đại diện cho tiếng nói nhân dân. Và chúng ta thấy ở trong mỗi cuộc họp đều có những tiếng nói phản biện, nội dung bất cập chưa làm được của Chính phủ với mục đích xây dựng đất nước. Mục đích cao nhất và duy nhất của phản biện xã hội chính là xây dựng, họ phản biện vì muốn đất nước tốt hơn, phát triển hơn. Đó mới là phản biện.
Hoàn toàn không có chuyện “phản biện theo ý định của Đảng, của Nhà nước”. Đất nước Việt Nam không hề cấm nhân dân nêu lên chính kiến của mình, ngược lại còn hoàn toàn ủng hộ, mà chỉ cấm những kẻ ăn không nói có, truyền bá tư tưởng tiêu cực, hoàn toàn không có cơ sở, cố tình chống phá sự phát triển của đất nước.
Và cuối cùng, đòi hỏi “thả tù nhân” của Lê Ánh thực tế đã làm lộ ra cái đuôi chống phá của y. Những lời rêu rao, xuyên tạc của Lê Ánh, rốt cuộc chỉ để đòi tự do cho những kẻ phạm pháp mà y gọi là “tù nhân chính trị”. Đòi tự do cho những Nguyễn Tường Thuỵ, Nguyễn Duy Hướng, Lê Chí Thành, những tên tội phạm thì tư cách gì để gọi là “phản biện”?
Hành vi chống phá của những “tù nhân lương tâm” với lời lẽ công kích, bóp méo sự thật, về bản chất không có ý nghĩa phản biện. Tất cả những “ý kiến” mà chúng đưa ra, thực tế chỉ là sự phá hoại, không những không đưa ra được những cơ sở, lý lẽ có sức thuyết phục, mà còn cố ý làm nghiêm trọng hóa vấn đề nhằm làm nhiễu nhương dư luận. Và với “ý kiến” hoàn toàn không có mục đích vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, thì hoàn toàn xứng đáng được lắng nghe. Chung quy, đó chỉ là sự phản bội lại sự nghiệp xây dựng đất nước, phản bội ý chí và tình yêu Tổ quốc của nhân dân.
Quan tâm, lo lắng đến vận mệnh đất nước là quyền, nhu cầu chính đáng của mỗi người dân; đồng thời đó cũng là một trong những cách biểu hiện tình yêu Tổ quốc. Nhưng sự quan tâm, tình yêu đối với đất nước chỉ thật sự có ý nghĩa khi người dân tham gia phản biện, đóng góp ý kiến có cái tâm lành mạnh và hướng đến những mục tiêu chung, lợi ích chung của quốc gia, dân tộc.
Còn những ý kiến “biện” ít, “phản” nhiều, chỉ có kích động mà không xây dựng, sẽ bị pháp luật nghiêm trị.
Hải Anh
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.
Nguồn: Cánh cò