Ngày 7/4, cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã thi hành Lệnh bắt tạm giam với đối tượng Nguyễn Thúy Hạnh vì tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXNCN Việt Nam”. Sau khi Hạnh bị bắt, một số trang mạng xã hội trong và ngoài nước liên tục đăng tải những thông tin sai sự thật, xuyên tạc nhằm mục đích bao biện cho hành vi phạm tội mà Hạnh gây ra. Nhưng, dù có bao biện đến đâu thì công lý, pháp luật cũng đã chính thức hạ màn sự thật.
Bằng chứng phạm tội không thể chối cãi
Nguyễn Thúy Hạnh sinh năm 1963 trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng. Tuy nhiên, chẳng học được gì từ bậc cha ông, Nguyễn Thúy Hạnh dần sa chân mù quáng vào con đường chống phá đất nước.
Từ năm 2011, Nguyễn Thúy Hạnh liên tiếp tham gia vào các cuộc biểu tình trái phép với danh nghĩa “chống Trung Quốc”. Rồi ác buổi “buổi cafe nhân quyền”, biểu tình đòi thả tự do cho những đối tượng vi phạm pháp luật đã bị xử lý, gây rối trật tự công cộng trước cổng các cơ quan Nhà nước, Hạnh “được”, tiếp xúc với các đối tượng như Nguyễn Quang A, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Tường Thụy… Từ đó, Nguyễn Thúy Hạnh chính thức trở thành một “nhà dân chủ” cộm cán.
Năm 2016, Nguyễn Thúy Hạnh tuyên bố tự ứng cử vào đại biểu Quốc hội với danh nghĩa rất mỹ miều rằng để “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ” hay “quyền nữ giới, người yếu thế”. Tuy nhiên, trái ngược với mục tiêu cao thượng này, tài khoản cá nhân của Hạnh lại chỉ hô hào rằng thị muốn làm đại biểu Quốc hội để “đòi quyền tự do đã mất”, chống lại thể chế chính trị “độc tài”, đấu tranh đòi đa nguyên đa đảng để “Đảng Cộng sản Việt Nam phải trả lại quyền lực cho dân tộc”… Tích cực sử dụng mạng xã hội để công khai đả kích chế độ, Nguyễn Thúy Hạnh còn thường xuyên trả lời phỏng vấn các đài báo chống phá Việt Nam ở hải ngoại.
Vi phạm hành chính và nhiều lần bị xử lý, Nguyễn Thúy Hạnh không những không tỉnh ngộ mà càng ngày càng có nhiều hành vi phạm pháp. Hạnh ngày càng tích cực tham gia vào các tổ chức chống phá như “Hội dân oan”, “Mạng lưới blogger Việt Nam”, “Hội phụ nữ nhân quyền”, “Hiến Chương 2015”, “Hội nhà báo độc lập”…
Với danh nghĩa “từ thiện”, Nguyễn Thúy Hạnh lập ra hàng loạt các loại quỹ như “Quỹ 50k”, “Quỹ quà tết”, “Quỹ sách giáo khoa”, “Quỹ Lê Anh Hùng”, “Phan Rí”, “tù nhân lương tâm” Đặng Bích Phượng… Sự tồn tại này của Hạnh đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, trong đó có Nghị định số 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Đương nhiên, nếu là “từ thiện chính nghĩa” thì đã chẳng ai suy xét rằng Hạnh phạm pháp. Dù với vỏ bọc tài chính minh bạch do làm kinh doanh, các quỹ từ thiện của Nguyễn Thúy Hạnh vẫn bị bóc mẽ là có huy động tài trợ từ các tổ chức chống đối chính trị ở nước ngoài. Về mục đích, Hạnh lại sử dụng các quỹ từ thiện của mình đến những người gọi là “tù nhân lương tâm” và gia đình họ. Trong khi đó, ai cũng biết rằng, chẳng có cái gọi là “tù nhân lương tâm” tại Việt Nam. Tất cả chỉ là những kẻ vi phạm pháp luật về tội danh tuyên truyền chống nhà nước, đã bị tòa án các cấp xử phạt và đang thụ án. Cùng lúc với việc đi từ thiện, Nguyễn Thúy Hạnh cũng thường xuyên tiếp nhận tán phát các loại sách không được phép lưu hành của Nguyễn Chí Dũng, Phạm Đoan Trang,…
Đỉnh điểm, Nguyễn Thúy Hạnh còn sử dụng tài khoản quỹ “50K” để hỗ trợ cho các đối tượng Tổ Đồng thuận trong vụ án Đồng Tâm. Chẳng có hoạt động thiện nguyện nào lại dành cho những kẻ phạm tội, mang tội ác tày trời cả. Đó đích xác là hành vi tiếp tay cho tội phạm, mà hơn hết là mưu đồ lôi kéo lực lượng chống phá đất nước. Cũng liên quan đến vụ việc này, ngày 17/01/2020, Bộ Công an đã tiến hành phong tỏa tài khoản của Nguyễn Thúy Hạnh do phát hiện có hành vi tài trợ khủng bố từ một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Với một loạt những hành vi như thế, việc Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt để tạm giam vì tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở, không có đáng để bàn cãi.
Hạ màn
Nhìn lại những bài viết ca ngợi Nguyễn Thúy Hạnh hoặc phản đối việc Hạnh bị bắt, dễ thấy một mẫu số chung là hành vi “lấy vỏ bọc che bản chất”. Những kẻ “ủng hộ” kêu gào Nguyễn Thúy Hạnh là “hết mình vì các tù nhân lương tâm”, là “người truyền cảm hứng”, “người mẹ của những đứa con thành đạt bên trời Tây”, “doanh nhân thành đạt”… Chưa xét đến vấn đề thật giả, tất cả những điều đó cũng không phải căn cứ để chứng minh Nguyễn Thúy Hạnh vô tội.
Khi “tù nhân lương tâm” chỉ là những kẻ vi phạm pháp luật thì người giúp đỡ chúng không phải là “người truyền cảm hứng” mà là kẻ thách thức pháp luật.
Khi một “doanh nhân thành đạt” dùng tiền để làm những điều phi pháp thì tiền bạc không còn là thước đo để xã hội đánh giá sự thành công của họ.
Khi một “người mẹ” phạm tội, thì dù những đứa con của họ có thành đạt đến đâu cũng sẽ thật sự phải xấu hổ.
Vậy đấy, Việt Tân hay một số trang mạng nước ngoài khi bảo vệ Hạnh chỉ biết lấy những bức “bình phong” để che đậy hành vi phạm tội của bà ta. Nhưng dù có là “vỏ bọc” mĩ miều đến mấy thì cái bản chất phi pháp đã, đang và sẽ còn bị phơi bày. Nguyễn Thúy Hạnh “muốn một tấm vé đi Mỹ”, “muốn kiếm tiền” hay muốn làm gì đi nữa,… cũng chẳng ai quan tâm và không đáng để bàn luận. Còn việc Hạnh phạm tội, chắc chắn pháp luật sẽ lên tiếng và công lý sẽ được thực thi.
Komi
* bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.
Nguồn: Cánh cò