Thời gian vừa qua, hệ thống truyền thông của Việt tân và các đài báo, trang tin thù địch với Việt Nam liên tục đưa tin về việc Freedom Now – một tổ chức phi chính phủ ở Washington DC, Hoa Kỳ vận động đề cử Nguyễn Văn Hóa với giải Guillermo Cano cho Tự do Báo chí trên thế giới của UNESCO. Trước đó, tổ chức này từng gửi thỉnh nguyện thư đến Nhóm Làm việc về Bắt giữ tùy tiện của Liên Hiệp Quốc (UNWGAD), yêu cầu có hành động ngay lập tức để chính quyền Việt Nam trả tự do cho Nguyễn Văn Hóa; đưa ra báo cáo về tình hình nhân quyền của Việt Nam với nhan đề “Đàn áp theo luật: Việt Nam dùng luật làm võ khí chống lại xã hội Dân sự” vu cáo Việt Nam gia tăng bắt bớ những người bất đồng chính kiến, những nhà báo và nhà hoạt động dân chủ dám thể hiện quan điểm trái chiều với chính thể tại Việt Nam trong các cuộc biểu tình chống luật an ninh mạng, đặc khu kinh tế hay đơn giản chỉ là thể hiện quan điểm cá nhân trên mạng xã hội thời gian gần đây với ví dụ về trường hợp Nguyễn văn Hóa…. Có thể nói, tổ chức này rất tích cực theo đuổi trường hợp Nguyễn Văn Hóa, xem đây như là một mục tiêu đấu tranh đòi trả tự do của họ.
Nhìn vào lập luận trình bày của tổ chức này về trường hợp Nguyễn văn Hóa sẽ hiểu được vì sao họ “kiên định” như vậy.
Họ cho rằng Nguyễn Văn Hóa đấu tranh phản đối lại việc xử lý chậm chạp vụ Formosa khiến “tàn phá ngành đánh cá địa phương và ảnh hưởng nặng nề đến du lịch” khiến nổ ra các cuộc biểu tình phản đối Chính phủ; bản thân Hóa chỉ là nhà quay phim cho RFA Việt ngữ, và “là người đầu tiên phát trực tiếp cảnh biểu tình bên ngoài nhà máy của Formosa bằng máy bay không người lái flycam…, cảnh quay về hơn 10.000 người biểu tình ôn hòa đã được lan truyền rộng rãi”, từng bị “cảnh sát đánh đập và bị tịch thu máy ảnh và điện thoại khi làm nhiệm vụ cho Đài Á Châu Tự Do”, bị bắt vì “tàng trữ ma tuý vào ngày 11 tháng 1 năm 2017”, khởi tố về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước”, “Trong ba tháng đầu tiên bị giam giữ, Nguyễn không được phép gặp gia đình. Cuối cùng, anh ấy đã được gặp gia đình mình vào tháng 4 năm 2017, ngay sau khi anh ấy ghi âm một lời thú nhận được phát sóng trên truyền hình”, “Phiên tòa xét xử Nguyen bắt đầu vào tháng 11 năm 2017 và chỉ kéo dài hai tiếng rưỡi. Anh ta bị kết án bảy năm tù và ba năm quản thúc theo Điều 88”, “Nguyễn không được luật sư bào chữa do mình lựa chọn tại phiên tòa”; “Vào tháng 10 năm 2018, Nguyễn đã có thể gửi một bức thư cho gia đình của mình, trong đó mô tả hành vi ngược đãi thể chất và nỗ lực ép buộc anh ta làm chứng chống lại các nhà hoạt động khác trong các trường hợp mà anh ta không có liên hệ. Nguyễn đã nhiều lần bị quản giáo bạo hành trong thời gian bị giam giữ. Sau khi phàn nàn về việc lạm dụng, anh ta bị biệt giam từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2019. Vào tháng 11 năm 2020, Nguyễn bắt đầu tuyệt thực để phản đối điều kiện nhà tù và từ chối tiếp cận với gia đình”.
Tổ chức này xem những “dư liệu” họ thu thập được để đưa vào báo cáo của họ gửi lên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vào tháng 7 năm 2018 và lên Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc vào tháng 1 năm 2019, cho Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về quyền tự do ngôn luận vào tháng 3 năm 2019, cho Nhóm công tác của Liên hợp quốc về việc giam giữ tùy tiện tháng 8 năm 2019. Qua đây cho ta thấy thêm một sơ cở vì sao mấy cơ chế nhân quyền LHQ trển đưa ra phán đoán võ đoán về những kẻ vị xử lý hình sự xuất phát nguồn tin như kiểu đưa của Freedom Now
Thứ nhất, tổ chức này hoàn toàn không có thông tin về việc Nguyễn Văn Hóa là thành viên Việt tân, tham gia Việt tân và được huấn luyện cách hoạt động lật đổ chế độ. Tổ chức này đương nhiên không hề hay biết về dự án “cách mạng cá” của Việt Tân với vai trò tích cực của Nguyễn Văn Hóa.
Thứ hai, tổ chức này không hề đưa tin về vai trò kích động của Nguyễn văn Hóa đối với các cuộc biểu tình có tính bạo động tấn công lực lượng bảo vệ trước cổng Công ty Formosa, hay cuộc chiếm đóng trụ sở chính quyền địa phương sau đó. Nếu hiểu đúng tính chất của hành vi mà Nguyễn văn Hóa tham gia, thì không khác mấy với hành vi những người biểu tình chiếm trụ sở Quốc hội Mỹ ở đồi Capital vừa qua cũng đều bị bắt, xử tù sau đó.
Thứ ba, tổ chức này chỉ nghe và sử dụng thông tin một chiều từ tố cáo của gia đình Nguyễn Văn Hóa mà không hề biết tính chất vụ việc Nguyễn Văn Hóa bị kỷ luật vì lý do gì, tuyệt thực ra sao, vội vàng quy kết đây như trường hợp điển hình bị “giam giữ tùy tiện” để đấu tranh đòi tự do cho Nguyễn Văn Hóa.
Có thể thấy, cách thức “đấu tranh dân chủ” của tổ chức Freedom Now không khác mấy tổ chức mang danh “nhân quyền quốc tế” khác như Ân xá quốc tế, HRW, ACAT… Ngôn ngữ quy kết, úp chụp không khác gì lối tuyên truyền của Việt tân, BPSOS và các tổ chức thù địch, đang ngày ngày mưu đồ hoạt động lật đổ thể chế chính trị Việt Nam.
Chừng nào Mỹ, EU vẫn nuôi dưỡng, cấp tiền, hậu thuẫn cho những NGO nhân quyền với cách làm việc “võ đoán”, “chụp mũ” thế này thì chừng đó ta không lạ lùng gì mấy báo cáo nhân quyền mang tính đấu tố, vu vạ của họ.
Nguồn: Loa phường