Trang chủ Đối tượng VOICE và BPSOS có cơ chế dân chủ nội bộ hay không?

VOICE và BPSOS có cơ chế dân chủ nội bộ hay không?

250
0

Gần đây, có tin đồn rằng một số tổ chức chống Cộng, như VOICE và BPSOS, đang xin Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên Hiệp Quốc (ECOSOC) cấp vị thế tham vấn cho mình. Dự định này của họ xuất phát từ một lý do khá thiết thực: chỉ khi được cấp vị thế tham vấn của ECOSOC, một tổ chức phi chính phủ mới có quyền trực tiếp tham gia các chương trình nghị sự của Liên Hiệp Quốc – như các cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền hay các phiên điều trần UPR. Tuy nhiên, một quy định của ECOSOC – rằng các tổ chức xin cấp vị thế tham vấn phải “có một cơ chế ra quyết định mang tính dân chủ” – có thể là một trở ngại khiến VOICE và BPSOS khó gia nhập ECOSOC.

VOICE và BPSOS có cơ chế dân chủ nội bộ hay không?

Nguyễn Anh Tuấn, Trịnh Hội, Phạm Đoan Trang, Trịnh Hữu Long – những kẻ đứng đầu tổ chức VOICE 

Trước hết, “cơ chế ra quyết định mang tính dân chủ” không thể không bao gồm cơ chế bầu chọn lãnh đạo và giới hạn nhiệm kỳ. Đặc điểm này dường như không có ở BPSOS: ông Nguyễn Đình Thắng đã liên tục giữ chức Chủ tịch BPSOS trong suốt 27 năm – từ 1994 đến hiện tại. Internet cũng không lưu lại bất cư một thông tin nào về hoạt động bầu ban lãnh đạo, hoặc cơ chế ra quyết định tập thể của BPSOS. Những biểu hiện này cho thấy BPSOS giống một tổ chức do ông Nguyễn Đình Thắng toàn quyền điều khiển hơn là một tổ chức dân chủ.

VOICE và BPSOS có cơ chế dân chủ nội bộ hay không?

Không dừng ở đó, những cựu thành viên BPSOS lên tiếng tố cáo sự thiếu minh bạch tài chính của ông Nguyễn Đình Thắng cũng bị tổ chức này trù dập. Chẳng hạn, năm 2016, sau khi cựu thành viên Holly Huệ Ngô dùng báo chí để tố cáo ông Thắng thiếu minh bạch thu chi, ông Thắng đã tung tin rằng bà này bị sa thải vì “quấy rối” một số thành viên nam trong BPSOS. Đáp lại Holly Huệ Ngô kiện ông Thắng ra tòa với lý do Thắng đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm mình, khiến ông Thắng thua kiện vào năm 2019 và phải bồi thường 170.000 USD.

Dù tổ chức VOICE giấu phốt khéo hơn BPSOS, họ cũng không tránh khỏi tình trạng chuyên quyền tương tự. Trong suốt 12 năm hoạt động đầu tiên của VOICE, từ năm 2007 đến 2019, Trịnh Hội đã liên tục cầm đầu tổ chức này với tư cách Giám đốc Điều hành và người sáng lập. Dù cuối năm 2019, Trịnh Hội đã thôi chức Giám đốc Điều hành, hiện chưa có ai thay Hội giữ chức này, và Hội vẫn là 1 trong 5 thành viên Hội đồng Quản trị VOICE. Trong Hội đồng Quản trị VOICE, chỉ có Trịnh Hội và Nam Lộc là người Việt, còn 3 người còn lại là người nước ngoài, nên không thể nắm thực quyền trong tổ chức như Hội.

Khi VOICE và BPSOS có độ minh bạch và dân chủ thấp như vậy, ECOSOC hay bất cứ NGO tử tế và minh bạch nào có nên xem họ là đối tác hay có nên cấp cho họ vị thế tham vấn không?.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây