Trang chủ Bản tin Dân chủ Nhận diện “chiến thuật Vùng Xám” của Trung Quốc và chiến lược...

Nhận diện “chiến thuật Vùng Xám” của Trung Quốc và chiến lược bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam (P1)

275
0

Thời gian gần đây, lợi dụng sự chú ý của dư luận thế giới về những vấn đề nóng bỏng liên quan đến dịch bệnh Covid 19, đặc biệt là xung đột xã hội tại Myanmar đã lên đến đỉnh điểm, Trung Quốc đã âm thầm thực hiện nhiều hoạt động trên biển Đông. Đây là vấn đề mang tính quy luật và rõ ràng, nếu như vấn đề biểu tình, bạo loạn kéo theo những hành động mang tính phá hoại kèm theo việc số người dân bị chết do tham gia biểu tình gia tăng thì y như rằng, Trung Quốc sẽ có những hành động leo thang trên biển Đông mà các chuyên gia gọi là chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc.

Theo phân tích từ chuyên gia, “Chiến thuật vùng xám” là hoạt động có chủ đích nhằm “lách luật” quốc tế để tránh bị lên án và đang được Trung Quốc sử dụng để mở rộng kiểm soát không gian biển, hiện thực hoá yêu sách đường lưỡi bò trên Biển Đông, biến khu vực không tranh chấp thành tranh chấp, các nhà nghiên cứu quốc tế cảnh báo.

Nhận diện “chiến thuật Vùng Xám” của Trung Quốc và chiến lược bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam (P1)

Vỏ bọc ngư dân trong “chiến thuật Vùng Xám” của Trung Quốc

Theo đó, chiến thuật này đã liên tục được Trung Quốc thử nghiệm và điều chỉnh qua những cuộc đối đầu với lực lượng chấp pháp của các nước, đặc biệt ở Biển Đông từ năm 2006. Về mặt lý thuyết, “chiến thuật vùng xám được một quốc gia sử dụng để đạt được một lợi ích nào đó, thường là về lãnh thổ, nhưng không muốn dùng vũ lực một cách quy mô và trực tiếp. Chiến thuật này có 2 đặc trưng căn bản. Thứ nhất là không để xung đột vượt ngưỡng thành chiến tranh nóng. Thứ hai là từ từ tịnh tiến.

Nhiều học giả cho rằng, đây là chiến thuật thường được các nước lớn sử dụng nhằm mở rộng kiểm soát không gian biển, biến khu vực không tranh chấp thành tranh chấp. “Chiến thuật vùng xám” là hoạt động có chủ đích nhằm “lách luật” quốc tế để tránh bị lên án, không phải do luật quốc tế thiếu quy định hoặc quy định thiếu chặt chẽ như một số nước thường biện minh.

Đối với vấn đề Biển Đông, “chiến thuật vùng xám” được Trung Quốc áp dụng là “sử dụng kỹ thuật để đạt được các mục tiêu của một quốc gia và làm nản lòng các đối thủ của mình bằng cách sử dụng các công cụ sức mạnh – thường có tính chất không cân xứng và mơ hồ – mà không phải sử dụng trực tiếp các lực lượng quân sự thông thường đã biết”.

Đặc biệt, thời gian qua, Trung Quốc vẫn leo thang triển khai “chiến thuật vùng xám” trên biển Đông trong toan tính biến vùng biển thuộc chủ quyền nước khác, vùng biển hoàn toàn không thể tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp, hoặc còn ngang nhiên tuyên bố đó là vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Chẳng hạn, từ một xung đột trên biển năm 2012, Trung Quốc khiến căng thẳng leo thang rồi triển khai tàu hải giám phong tỏa Scarborough, đẩy Philippines khỏi khu vực. Và gần đây, Trung Quốc tiếp tục giở trò tương tự khi huy động hàng trăm tàu cá tập trung neo đậu tại khu vực Đá Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng vậy. Họ lấy lý do vào neo đậu tránh bão, nhưng thời gian này lấy đâu ra bão trên biển Đông mà lại ngụy tạo lý do hớ hênh như vậy. Cho nên, nếu như không cảnh giác, để xảy ra xung đột, thì khu vực này cũng có thể trở thành nơi tranh chấp và Trung Quốc thì rất ma mãnh trong việc chiếm đảo kiểu này.

Mã Phi Long

Nguồn: Bản tin Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây