Trang chủ Đối tượng Làng dân chửi sẽ thay đổi thế nào nếu VOICE, RISE…...

Làng dân chửi sẽ thay đổi thế nào nếu VOICE, RISE… được ECOSOC cấp vị thế tham vấn?

215
0

Gần đây, có tin đồn rằng một số tổ chức chống Cộng, như VOICE và RISE, đang xin Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên Hiệp Quốc (ECOSOC) cấp vị thế tham vấn cho mình. Đây là cơ chế được coi như là “cửa ngõ” cho các tổ chức NGO khả năng tiếp cận với ECOSOC, các cơ chế nhân quyền khác của Liên Hiệp quốc, được tham gia và phát biểu tại các cuộc họp công khai và không chính thức của Liên Hiệp quốc. Ta hãy thử tìm hiểu xem vì sao họ muốn làm việc đó.

Trước tiên, cần lưu ý rằng chỉ khi được cấp vị thế tham vấn của ECOSOC, một tổ chức phi chính phủ mới có quyền trực tiếp tham gia các chương trình nghị sự của Liên Hiệp Quốc – như các cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền hay các phiên điều trần UPR. Vì vậy, để có quyền phát biểu tại các kỳ UPR năm 2014 và 2019 của Việt Nam, một số tổ chức chống Nhà nước Việt Nam đã xin làm đối tác của các NGO nước ngoài từng được ECOSOC cấp vị thế tham vấn – như Amnesty International, Freedom House, hay Human Rights Watch… Đơn cử, sau khi tổ chức VOICE xin làm thành viên trong mạng lưới CIVICUS, thành viên Đinh Thảo của nhóm này đã được đọc một bài phát biểu trong cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ngày 20/09/2017:

Làng dân chửi sẽ thay đổi thế nào  nếu VOICE, RISE... được ECOSOC cấp vị thế tham vấn?

Nếu VOICE, RISE, BPSOS …đang xin ECOSOC cấp vị thế tham vấn cho mình, để đỡ phải lệ thuộc vào các tổ chức trung gian như vừa kể, thì họ có thể làm vậy vì 2 lý do.

Thứ nhất, họ muốn tăng thời lượng phát biểu của mình. Ở cuộc họp năm 2017, Đinh Thảo chỉ được phát biểu vỏn vẹn 90 giây, do CIVICUS phải chia cơ hội phát biểu cho các tổ chức khác trong mạng lưới. Trong bối cảnh hiện nay –  khi các tổ chức nhân quyền quốc tế đang dồn sự ưu tiên cho những điểm nóng như Myanmar, Hong Kong và Tân Cương – thời lượng phát biểu mà CIVICUS cấp cho VOICE chỉ có thể giảm chứ không thể tăng. Xin ECOSOC cấp vị thế tham vấn là cách nhanh nhất để VOICE duy trì “tiếng nói trước quốc tế” của họ, thứ khiến họ có trọng lượng trong làng dân chửi.

Thứ hai, nếu VOICE và BPSOS được ECOSOC cấp vị thế tham vấn, họ có thể chuyển thành một mạng lưới như CIVICUS, và cấp quyền phát biểu tại Liên Hiệp Quốc cho các tổ chức nhỏ hơn. Nếu tình huống này xảy ra, khuynh hướng tập trung quyền lực trong làng dân chửi sẽ được tăng tốc, khiến quyền lực dồn hết vào tay vài tổ chức được nước ngoài công nhận. Những tổ chức lớn sống bằng tiền tài trợ của nước ngoài (như VOICE, RISE và BPSOS) sẽ áp đảo những tổ chức nhỏ sống bằng tiền quyên góp của cá nhân (như CHTV), và quản lý họ bằng một cơ chế xin-cho. “Mâu thuẫn giai cấp” giữa các nhà dân chửi, mà luật sư Lê Luân từng mô tả gần đây, sẽ chỉ có thể tăng lên trong tình huống đó:

Làng dân chửi sẽ thay đổi thế nào  nếu VOICE, RISE... được ECOSOC cấp vị thế tham vấn?

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây