Trang chủ Diễn đàn dân chủ Đừng xuyên tạc việc nhà nước chi tiền kéo điện ra Côn...

Đừng xuyên tạc việc nhà nước chi tiền kéo điện ra Côn đảo!

195
0

Đừng xuyên tạc việc nhà nước chi tiền kéo điện ra Côn đảo!

Gần đây, thông tin Nhà nước chi gần 5 nghìn tỉ đồng để kéo điện từ đất liền ra Côn đảo thu hút đông đảo sự chú ý từ cộng đồng mạng. Đa số ý kiến tỏ rõ sự đồng tình, thậm chí còn hối thúc nhà nước nhanh chóng triển khai vì bây giờ là rất muộn. Đơn giản bởi lẽ, Côn Đảo là một trong những tiền tiêu của Tổ Quốc, là nơi vươn ra Trường Sa, Hoàng Sa và cả biển Đông, là nơi có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng mà lại chưa có lưới điện quốc gia là điều đáng tiếc.

Thế nhưng, giữa những luồng ý kiến xây dựng, lại có một số kẻ lên mặt đạo đức giả, cho rằng việc chi quá nhiều tiền như thế là không thật cần thiết, sao không để tiền đó xây nhà trường, bệnh viện cho trẻ em, sao không tận dụng điện gió, điện mặt trời, hay sao không để tư nhân đầu tư!?

Thật thì những luận điệu này là từ những kẻ giả nhân giả nghĩa, nông cạn suy nghĩ, tôi không muốn bình luận thêm, chỉ xin trích dẫn một vài ví dụ từ nước ngoài về vấn đề năng lượng, trong đó có năng lượng hạt nhân!

Có thể thấy một điều rằng hầu như những nước phát triển đều có năng lượng hạt nhân, và cụ thể là điện hạt nhân, nó không những đảm bảo an ninh năng lượng mà xa hơn là vấn đề an ninh quốc gia.

Bài học từ Bungari

Năm 1997, IMF thân thiện tuyên cáo: chúng tôi sẽ cứu nếu các vị thực hiện chương trình của chúng tôi – nhà kinh tế Dimitr Sjbev nói – với 1 điều kiện: bán hết! Khối tài sản nhà nước khổng lồ trị giá hàng tỷ đô la đã đi đến chỗ phá sản và được bán lấy chút ít tiền, đôi khi chỉ 1 đô la!

Trước khi vào EU, Bulgaria từng xuất khẩu điện sang Thổ, Hy lạp, Macedonia, Albania và thậm chí Italya – đó là nhờ nhà máy điện hạt nhân Kozloduy xây dựng bởi Liên Xô. Còn EU thì đã đặt ra điều kiện khắt khe: Bulgaria phải đóng cửa 4/6 tổ máy và cuối cùng dừng hẳn nhà máy Kozloduy.

Đừng xuyên tạc việc nhà nước chi tiền kéo điện ra Côn đảo!

Một hướng mà EU dự kiến là thay thế 16% nhu cầu truyền thống bằng “năng lượng xanh”, điện gió và mặt trời.

– Bulgaria không phải là Sahara để làm trạm điện mặt trời, cũng không phải ở đảo biển Bắc để có gió thổi liên tục – cựu bộ trưởng năng lượng Rumen Ovcharov nói – do đó cần loại năng lượng cơ bản. Giá 1 mW “năng lượng xanh” vượt quá giá 1 mW điện nhà máy Kozloduy đến 10 lần, nhưng chúng tôi bị cấm bù giá.

Nhưng “năng lượng xanh” chưa là cái gì. Toàn bộ nền kinh tế Bulgaria đã bị cài mìn bằng các hợp đồng nô dịch dài hạn.

– Năm 2001, chính phủ của ông Thủ tướng Ivan Kostov rất mong mỏi thể hiện định hướng phương Tây hóa và vinh dự được bắt tay Tổng thống Mỹ – cựu bộ trưởng năng lượng Rumen Ovcharov mỉa mai nói – Và mọi thứ đã xảy ra như chuyện cổ tích. Kostov đã đến Mỹ và được Phó Tổng thống Dick Cheney tiếp. Bỗng cánh cửa mở ra và George Bush đi vào. Các hợp đồng chưa từng có được ký sau cuộc gặp bất ngờ: Hai nhà máy nhiệt điện đã sang tên cho những công ty Mỹ không rõ, Maritsa-Vostok 1 và Maritsa East 3.

Nhà nước đã cam kết chuộc lại tất cả các nhà máy điện từ người Mỹ (!) trong vòng 15 năm, với cái giá trên trời và vô điều kiện. Thậm chí người Mỹ đã lợi thế hơn khi đối đầu với các đối thủ năng lượng – dự án điện hạt nhân NPP Belene xây dựng từ thời Liên Xô không thể hoàn thành bằng bất cứ cách nào.

Thực tế, các lò phản ứng đã sẵn sàng hoạt động, còn phía Nga Atomstroyexport đã hơn 1 lần dành cho Bulgaria các khoản thanh toán linh hoạt và dễ chịu – chỉ để hoàn thành nhà máy. Nhưng bất chấp thực tế cả số tiền lớn Bulgaria và Nga đã bỏ ra, Quốc hội Bulgaria vẫn quyết đóng cửa Belene và dìm toàn bộ ngành công nghiệp công nghệ cao trong cái chết kéo dài.

Sau tất cả, cùng với việc đóng cửa Kozloduy và Belene, đội ngũ kỹ thuật hạt nhân chết theo. Ngay cả khi Atomstroyexport giận dữ và đe dọa kiện 1 tỷ euro, Quốc hội Bulgaria cũng không chịu thay đổi ý định.

– Chúng tôi đã từ chối hoàn thành dự án Belene chỉ vì áp lực của người Mỹ – nhà xã hội học Andrey Raychev khẳng định – Đó là 1 quyết định thuần túy địa chính trị liên quan đến quan hệ giữa Nga và Mỹ.

Tất cả sách lược của Mỹ có thể gói gọn trong mẫu tiếu lâm: Đến xem bọn trẻ hàng xóm làm cái gì và yêu cầu điều đó phải dừng lại. Cùng 1 logic như thế với người Mỹ: họ xem Nga làm cái gì và yêu cầu không được làm nữa.

Mỹ tuyệt đối chẳng thèm đếm xỉa gì đến Bulgaria, điều chủ yếu đối với họ – là chặn bất cứ dự án nào của Nga. Còn Bulgaria – chỉ là nạn nhân của sự tan rã nhà nước. Số phận Belene là cùng chung với dự án Nga khác – tuyến đường ống gas Bourgas – Alexandroupoli, cũng như dự án South Stream.

Năng lượng xanh và chiếc bánh vẽ của giới tư bản

Các nhà kỹ trị thường than phiền rằng, nhiệt điện gây ô nhiễm không khí, thủy điện thì gây tác động môi trường, điện hạt nhân thì gây nguy hiểm, và họ nói tương lai là năng lượng xanh, điện mặt trời và điện gió.

Nhưng khó ai hiểu hết về loại mô hình năng lượng này, và hầu như các nước đang phát triển không đủ tiền để duy trì loại hình này, bởi vì nó giá thành quá cao, năng lượng điện sản xuất ít, công suất phập phù.

Đó chưa kể những tấm pin và bình ắc quy tích trữ tầm 10 năm hết hạn sử dụng, nghĩa là “để có một nhà máy năng lượng sạch thì cần có một nhà máy ô nhiễm môi trường sản xuất ra thiết bị cho nhà máy đó, và kèm thêm một nhà máy xử lý chất thải do nhà máy năng lượng sạch thải ra”.

Năng lượng xanh nó chỉ để khuyển khích áp dụng trong hộ gia đình thì được, nhưng nâng nó lên tầm quy mô quốc gia là hoàn toàn sai lầm. Vì nó sản xuất không bao nhiêu nhưng lại ngốn đống tiền chi phí, khi nào Việt Nam giàu ngang Nhật thì nên nghĩ tới.

Hiện nay, tại Việt Nam năng lượng gió và mặt trời đã được phổ biến, nhưng có vẻ hầu như không khả quan, và lượng điện sản xuất ra rất ít, trong khi đó chiếm diện tích rất nhiều.

Một số nơi như Hà Tĩnh đang xây dựng năng lượng mặt trời, nhưng ai cũng biết nơi đây mỗi năm đón hàng chục cơn bão chắc chắn rằng sau mỗi trận bão thì những tấm pin này khó lòng sống nổi là điều chắc chắn, chưa kể nơi đây 4 tháng mưa dầm không có mặt trời không có sản xuất được điện.

Vậy nên một năm chỉ có 8 tháng làm điện mà thôi, nếu bán giá đắt chắc chắn khó lòng mua nổi, mà bán rẻ thì chi phí khó thu hồi vốn vì đầu tư đắt đỏ.

Trong tương lai Việt Nam không phải hướng tới công nghệ xanh hay gì khác mà cần phải hướng tới điện hạt nhân, vì nước ta mục tiêu phát triển một nước công nghiệp, nhu cầu sử dụng điện cho công nghiệp rất lớn, chỉ có điện hạt nhân mới có thể đáp ứng đủ mà thôi, tương lai tầm 20 năm nữa thì chúng ta vẫn phải phụ thuộc vào thủy điện và nhiệt điện là chính mà thôi. Đừng trông mong gì năng lượng xanh hay tư nhân hóa điện vì nó không giảm được đồng nào cho chúng ta đâu.

Để có một đất nước phát triển cần các nhà kỹ trị mang tư duy chiến lược, chứ không phải mất ông mị dân chém gió.

K3

Nguồn: Diễn đàn Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây