Trang chủ Luận bàn - Phản biện Tâm tư của đại biểu 20 năm công tác bị cắt xén...

Tâm tư của đại biểu 20 năm công tác bị cắt xén trắng trợn

152
0

Vừa qua, phát biểu tại cuộc họp phiên toàn thể về công tác của Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc đã có những trải lòng tâm huyết sau hơn 20 năm giữ vị trí đại biểu Quốc hội. Trong đó, ông bày tỏ mong muốn về việc người dân được vào tòa nhà Quốc hội, vừa để tham quan, vừa được tận mắt quan sát, theo dõi hoạt động của Quốc hội. Tuy nhiên, phát biểu của ông ngay sau đó đã bị cắt xén nhằm mục đích truyền tải những nội dung lệch lạc, sai trái về Quốc hội, nơi đại biểu Dương Trung Quốc đã công tác hơn 20 năm nay.

Tâm tư của đại biểu 20 năm công tác bị cắt xén trắng trợn
Lời xuyên tạc ngớ ngẩn của Lê Rinh.

Được biết, Đại biểu Dương Trung Quốc đã dẫn chứng về việc Quốc hội khóa I đã có một tập quán cực kỳ quan trọng là để cho người dân tiếp cận với hoạt động Quốc hội (“Lúc đó Quốc hội họp ở Nhà hát Lớn, một thiết chế văn hóa của chế độ cũ, nhưng dành toàn bộ tầng trên cùng để cho không chỉ báo chí mà mọi người dân có quyền đến xem”), ông Dương Trung Quốc bày tỏ mong muốn “một ngày không xa người dân được vào đây (nhà Quốc hội), không những để tham quan mà còn được quan sát, theo dõi hoạt động của Quốc hội”.

Trong bối cảnh cuộc họp, ai cũng hiểu đại ý mà đại biểu Dương Trung Quốc muốn đề đạt là mong muốn Quốc hội tiếp tục phát huy hơn nữa những giá trị cốt lõi của Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Người dân cần phải được phát huy hơn nữa vai trò giám sát đối với Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội, qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Tâm tư của đại biểu 20 năm công tác bị cắt xén trắng trợn
ĐBQH Dương Trung Quốc: “Mong một ngày không xa người dân được vào nhà Quốc hội, không những để tham quan mà còn được quan sát, theo dõi hoạt động của Quốc hội.”

Vậy nhưng, với kiểu lập luận lấp liếm, “lưỡi không xương trăm đường lắt léo”, một số kẻ đã bẻ cong lời phát biểu của ông Dương Trung Quốc, cho rằng “người dân đang không có quyền lực gì đối với Quốc hội”, “Quốc hội là của Đảng, không phải của dân”… Quả đúng là không từ thủ đoạn nào để xuyên tạc, tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước.

Người dân có quyền và thực tế đang được thực hiện quyền giám sát đối với Quốc hội

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam tại Khoản 2, Điều 8 quy định: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”.

Cụ thể hóa Hiến pháp, khoản 1, Điều 27, Luật Tổ chức Quốc hội ghi nhận quyền giám sát của Nhân dân đối với đại biểu Quốc hội: “Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; phổ biến và vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật”.

Như vậy, là một công dân Việt Nam, hoàn toàn có quyền giám sát và tham gia ý kiến đối với Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp nói chung cũng như từng vị đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nói riêng.

Trên thực tế, Nhân dân đều có thể dễ dàng giám sát được các hoạt động của Quốc hội như tổ chức các kỳ họp, ra quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế – xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước,… Có thể không cần trực tiếp đứng tại nghị trường Quốc hội, mỗi người dân vẫn có thể tiếp cận thông tin qua các báo cáo, nghị quyết, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, báo chí,…

Thời gian qua, chúng ta có thể thấy rất nhiều vị đại biểu Quốc hội, với ý kiến đóng góp của mình trên nghị trường hoặc trả lời báo chí sau cuộc họp đều được thông tin truyền thông chia sẻ rộng rãi, nhận được sự quan tâm của đông đảo dư luận. Đây chính là minh chứng cụ thể, thực tế nhất trong việc thực hiện quyền lực giám sát của Nhân dân.

Tất nhiên, vẫn phải thừa nhận một số tồn tại như: thông tin, truyền hình về Quốc hội có thời lượng còn hạn chế, sự theo dõi của người dân đối với đại biểu Quốc hội còn chưa thuận tiện, chưa tận dụng được xu thế phát triển công nghệ trong giai đoạn 4.0… Đây đều là những điểm mà Quốc hội cần xem xét để tiếp tục điều chỉnh như ý kiến của đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc hay đại biểu Phùng Văn Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã nêu trong cuộc họp ngày 26/3.

Sau tất cả, để Quốc hội thực sự phát huy hơn nữa tính công khai, minh bạch, phát huy quyền làm chủ, giám sát của Nhân dân, thì có lẽ, mỗi công dân cũng cần nhìn nhận lại trách nhiệm của bản thân mình. Tự hỏi rằng, chúng ta đã thực sự quan tâm theo dõi, giám sát các hoạt động của Quốc hội chưa hay vẫn chỉ đang dành nhiều sự chú tâm hơn đến các thông tin giải trí đơn thuần?

Có một thực tế, giữa lựa chọn thời sự và những chương trình phim ảnh, gameshow, ca nhạc, có không người ta vẫn đag chọn phim ảnh, gameshow,… là phần nhiều hơn. Bất kể sự thay đổi, điều chỉnh hợp lý nào từ phía cơ quan chính quyền cũng nên cần bắt nguồn từ phía cộng đồng người dân. Khi cộng đồng thay đổi tư duy, hành động thì khi ấy sự thay đổi từ phía chính quyền mới có sự đồng nhất và đạt hiệu quả.

Komi

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây