Trang chủ Luận bàn - Phản biện Đại biểu “nghỉ” Quốc hội: Kiểu gì cũng bị “dân chủ” soi

Đại biểu “nghỉ” Quốc hội: Kiểu gì cũng bị “dân chủ” soi

1
0

Cuộc bầu cử đã được ấn định vào ngày 23/05/2021, bên cạnh công tác chuẩn bị của các cơ quan đoàn thể (đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc) nhằm mang đến một kỳ bầu cử thành công. Thì các nhà hoạt động dưới cái mác “dân chủ” cũng ráo riết đẩy mạnh những thông tin xuyên tạc không đúng sự thật với mục đích tạo sự hoài nghi trong dư luận về đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng này.

Đại biểu “nghỉ” Quốc hội: Kiểu gì cũng bị “dân chủ” soi
Đối tượng Vinh Râu xuyên tạc chuyện một số đại biểu thôi ĐBQH khóa tới

Kiểu gì các nhà “dân chủ” cũng nói được

Thực tế, thời gian qua, các thế lực thù địch, các đối tượng đội lốt “dân chủ” đã đẩy mạnh đưa tin không đúng sự thật về cuộc bầu cử, thông tin về cuộc bầu cử, trong đó có việc xuyên tạc những tin về các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) không ứng cử hoặc không tham gia nhiệm kỳ Quốc hội khóa mới.

Vừa qua, tổ chức Việt Tân cùng nhiều tài khoản cá nhân mang tên “Vinh Râu”, “Lê Văn Hoa”… đã tuyên truyền luận điệu “Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao của nhân dân là mang tính chất ngụy biện, mọi việc là do Đảng chỉ đạo, nhân sự cũng được sắp xếp từ trước. Và nói những đại biểu có được cái ghế ĐBQH là do được “cơ cấu”, giữ được cái ghế là do “sàng sê” tốt giữa dân và Đảng. Tức là mang tiếng là đại diện cho dân nhưng không dám lên tiếng cho dân và cũng không dám nói xấu về Đảng.”

Chẳng hạn, trên tài khoản của Vinh Râu có bài “Đại biểu Quốc hội”. Nhà “dân chủ” này nói “Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao của nhân dân” có cái gì đó sai sai. Dù biết đó chỉ là lý thuyết vớ vẩn nhưng báo chí buộc phải viết như thế. Không viết thì ốm đòn với tuyên giáo ngay.

Chưa dừng lại ở đó, việc một số đại biểu như Ksor H’Bơ Khăp, Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng… không ứng tuyển nhiệm kỳ ĐBQH sắp tới cũng bị đối tượng này bóp méo sự thật. “Đọc tin thấy em Ksor H’Bơ Khăp cho biết kỳ bầu cử Quốc hội sắp tới em không được cơ cấu làm ĐBQH nữa thì thấy thương cho em. Em là con nhà dòng dõi cách mạng, lại là sĩ quan công an, tương lai phơi phới nên người ta cơ cấu cho em cái ghế ĐBQH để làm đà đi lên. Vậy mà em ko biết “im lặng là vàng” để được ngồi thêm vài nhiệm kỳ nữa” – trích facebook Vinh Râu.

Với hai đại biểu Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng thì Vinh Râu càng “xàm ngôn” hơn khi nói rằng việc hai đại biểu này không ứng cử ĐBQH khóa tới là do những phát ngôn thẳng thắn nhưng “phạm thượng”.

Ở góc nhìn xuyên tạc khác, tài khoản cá nhân Lê Văn Hoa đã không ngại miệng khi nói chính sách bầu cử, giới thiệu người ứng cử Quốc hội, là một quy trình ngược, cơ cấu nhân sự như “sự đã rồi”, rằng “Quốc hội khóa mới chưa bầu cử mà đã đề cập ngay đến các vị trí như Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng chính phủ, thì e rằng nhóm người quyền lực nhất của Đảng đang làm thay nhiệm vụ của Quốc hội, kể cả từ bàn kín hay là giải thích rằng giới thiệu nhân sự.”

Có điều, các nhà “dân chủ” xin hãy nhớ, đúng là làm làm ĐBQH, đại diện cho tiếng nói của cử tri, nhân dân quả thực rất khó. Khó vì vừa phải có tâm vừa phải có tầm, phải biết lắng nghe tiếng nói của cử tri, đồng thời phải am hiểu chủ trương chính sách, pháp luật để tuyên truyền, đưa nó vào cuộc sống.

Còn phía người dân, sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật như là lẽ đương nhiên. Đó là bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ, nhưng cũng là niềm hạnh phúc của mỗi người dân, nhằm góp phần tạo dựng một xã hội văn minh, phát triển.

Vậy thì, thử hỏi những nhà “dân chủ” như Vinh Râu, Lê Văn Hoa… kia đã làm gì được cho đất nước mà suốt ngày phỉ báng chính sách, chế độ, Việt Nam. Thật không biết xấu hổ, ngượng mồm!

Hãy nhìn vào sự thật

Trở lại với vấn đề nói trên, dĩ nhiên, thông tin bà Ksor H’Bơ Khăp, 2 ông Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng không tiếp tục ứng cử ĐBQH khóa XV khiến nhiều người khá bất ngờ, bởi họ là những đại biểu từng có những phát biểu, chất vấn làm “nóng” nghị trường. Có thể thấy, điểm chung mà các đại biểu này thể hiện trong nhiệm kỳ ĐBQH vừa qua là đều nổi tiếng với những lần chất vấn thẳng thắn, gai góc trước nghị trường Quốc hội, đi sâu vào các vấn đề xã hội, dân sinh, pháp lý được đông đảo người dân ủng hộ. Và lợi dụng sự quan tâm của người dân, hàng loạt những “thuyết âm mưu” đã được bày vẽ, nhưng thực hư thì thế nào? Có lẽ những chia sẻ của chính những người trong cuộc sẽ đập tan được những luận điệu “ăn không nói có”, võ đoán của các nhà “dân chủ”.

Như chia sẻ của ĐBQH Ksor H’Bơ Khăp: “Việc này là bình thường thôi mà. Thứ nhất, đối với cơ cấu của tỉnh và Trung ương thì mình không thuộc diện. Thứ hai, bản thân tôi chưa đủ năng lực để tiếp tục công việc của đại biểu chuyên trách. Thứ ba, khi làm ĐBQH chuyên trách thì tôi sẽ không có cơ hội tiếp tục phấn đấu trong ngành Công an, được làm đúng ngành nghề mà tôi đã theo đuổi, mong ước từ xưa tới giờ.”

Được biết, bà Ksor H’Bơ Khăp hiện đảm nhiệm chức vụ Trưởng Công an thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai, quân hàm Trung tá. Theo Nghị quyết mới, đúng là ở vị Trưởng Công an thị xã thì không thể có cơ cấu tham gia ĐBQH. Nếu quyết định ứng cử đại biểu khóa XV,  bà sẽ đảm nhận vai trò đại biểu chuyên trách, mà như vậy thì bắt buộc phải chuyển ngành. Mà như bà Ksor H’Bơ Khăp đã chia sẻ, bà muốn theo đuổi sự nghiệp mà mình mong ước trong ngành Công an, và cũng tự nhận xét chưa đủ năng lực để tiếp tục vai trò đại biểu chuyên trách…

Còn, ông Dương Trung Quốc, Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, cho biết, ông không tham gia tái ứng cử là do tuổi tác đã cao và ông đã tham gia hoạt động Quốc hội đến nay được gần 20 năm. “Tôi đã tham gia nhiều khóa và nay tuổi đã cao nên để cơ hội cho những người trẻ. Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã giới thiệu PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV”, ông Quốc nói.

Đối với ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ĐBQH khóa XIV thì cho biết, ông không gia ứng cử khóa XV vì đã quá tuổi quy định. “Theo Hướng dẫn 36 của Ban Tổ chức Trung ương, cán bộ công chức, viên chức được tái cử là nam sinh từ tháng 8/1963, nữ sinh từ tháng 7/1968 trở lại đây. Tôi sinh tháng 2/1963 nên đã quá tuổi để giới thiệu ứng cử”, ông Lưu Bình Nhưỡng nói.

Dù người dân, cử tri có phần phần tiếc nuối khi những người như ông Dương Trung Quốc, ông Lưu Bình Nhưỡng, bà Ksor H’Bơ Khăp không ứng cử ĐBQH khóa XV, nhưng đó là nguyện vọng, ý chí, là quyết định của cá nhân họ. Dân chủ có nghĩa không một ai quyền ngăn một công dân đầy đủ tư cách, phẩm chất ra ứng cử ĐBQH, và cũng không một ai có quyền ép một cá nhân ở lại nghị trường. Đó là một sự rõ ràng như tờ giấy trắng chưa bị vấy mực, chứ không có sự mập mờ gì mà các nhà “dân chủ” vin vào đó để xuyên tạc cả.

Hải Anh

* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác  giả.


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây