Đến hẹn lại lên, cứ đến mùa bầu cử ĐBQH và Hội đồng nhân dân các cấp là các anh chị thuộc nhóm dân chủ giẻ rách lại tìm cách diễn trò. Nghe nói, ở Hà Nội năm nay có 4 anh chị thuộc nhóm ấy đã tham gia ứng cử với những đại ngôn tót vời và không quên dìm hàng các ứng viên thuộc khối cơ quan nhà nước cũng như bỉ bôi về cách thức tổ chức sự kiện này.
Nếu tôi không nhầm thì danh sách tự ứng cử ấy có Nguyễn Đình Cống, anh Lê Trọng Hùng tức Hùng Gàn, anh Lê Văn Dũng, tức Dũng vova và anh Ngô Ngọc Trai.
Trong danh sách ấy, anh Nguyễn Đình Cống thì già lõ đít, đã 84 mùa khoai sọ, có thâm nhiên chửi đảng, nhà nước như hát hay và được gắn cho xú danh là “Kẻ trở cờ”.
Trong khi đó thì Lê Trọng Hùng và Lê Văn Dũng thì thuộc loại loại tâm thần chính trị. Cả cùng quản trị điều hành nhóm kênh phản động trên mạng là CHTV. Nghe các anh “nhả ngọc phun châu” chửi chế độ mà giật cả mình bởi mới lý luận trẻ trâu, cực kỳ nhây nhưa. Nhưng lạ là cả 2 đều rất tự tin và đều sống dựa vào nguồn thu từ tài trợ qua kênh CHTV. Tin mới chưa kiểm chứng là anh Lê Văn Dũng mới đây đã không còn tên trong danh sách tự ứng cử (tôi không chắc).
Có lẽ sáng giá hơn cả là anh Ngô Ngọc Trai. Anh Trai là luật sư, Giám đốc công ty luật TNHH Công chính thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội. Thành công duy nhất của luật sư Ngô Ngọc Trai là ở vụ Hàn Đức Long. Ngoài ra, chấm hết. Anh Trai nổi tiếng không phải vì trình độ luật của anh mà vì những phát ngôn, những bài viết cho BBC, hay trên Facebook hoặc Blog cá nhân. Bài nào anh viết cũng đều bị dân mạng chửi vì xảo ngôn, bao biện, một chiều và không đúng sự thật. Tính anh Trai cũng khác, chả thế, ngay trong giới luật sư với nhau thì anh cũng liên tục cãi vã, hoặc lên lớp dạy đời các đồng nghiệp. Thậm chí, anh luật sư Võ An Đôn được đánh giá là cùng hội cùng thuyền cũng bị anh Ngô Ngọc Trai lên lớp búa xua.
Gần đây nhất, anh Ngô Ngọc Trai có bài viết trên Blog cá nhân với tựa đề “Ứng viên ĐBQH có cần giàu có, thân thế quan hệ rộng?”. Mời anh chị xem ảnh trên cùng.
Sau khi huyên thiên một hồi với những thông tin không kiểm chứng ở Mỹ, anh liên hệ với Việt Nam và viết vớ viết vẩn. Tôi xin trích nguyên văn một đoạn và chụp ảnh màn hình bài viết của anh, để anh không thể cãi:
[Bắt đầu trích]
“Ở Việt Nam hiện nay, nếu một người không có tài sản vài chục tỷ, không sở hữu doanh nghiệp lớn, không là giám đốc sở hay phó chủ tịch một tỉnh, nếu nói ra ứng cử Đại biểu Quốc hội sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc hoặc cơ hội trúng cử không cao.
Điều này dường như hoàn toàn trái ngược với thế hệ các nhà lãnh đạo cách mạng đời đầu, hầu hết là những người bình dân, được học hành chỉ ở một mức nhất định, nhưng nhờ sự cố gắng vươn lên và tinh thần cống hiến mà thành.
Vậy hiện nay liệu có cơ hội dành cho những người bình dân như họ?” –
[Hết trích và mời xem ảnh chụp bài viết phía trên]
Thực ra, tôi hiểu ý anh muốn nói điều gì về chế độ này, xã hội này thông qua thủ pháp bắc cầu bằng cách nói về thực chất bầu cử ở nước ngoài. Nhưng tiếc là anh đã không đưa ra được bằng chứng nào về việc các ứng viên ở Mỹ (cả người giàu và người nghèo) có sử dụng tiền để chạy bầu cử hay không. Anh cũng đã sai khi “kết luận” rằng bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam cũng phải giàu có, cũng phải là ông này bà kia…
Với bài viết này, người đọc thông thái thừa biết anh đang chuẩn bị cho một kịch bản xấu: Anh sẽ không được bầu làm ĐBQH. Đây là động thái dọn đường cho dư luận về một thất bại trong tranh cử của anh mà thôi. Ở một chiều kích khác, người đọc nhẹ dạ thì sẽ tin, sẻ chia, cảm thông với thất bại của anh vì lý do anh không phải là “Chủ tịch tỉnh” và vì anh “không giàu có”…
Có lẽ anh Ngô Ngọc Trai nhìn chưa xa, trông chưa rộng. Bài viết của anh có thể gây sự chú ý của mọi người và mang lại cho anh lợi nhuận nhưng nó cũng sẽ làm nhiều người nhận rõ anh hơn. Và vì điều đó, nó làm giảm đi cơ hội trúng cử của anh.
Còn nhớ, cách đây 5 năm, cũng vào mùa bầu cử, giới dân chủ giẻ rách đã lợi dụng tính dân chủ và quyền công dân ở Việt Nam để phá hoại sự kiện này theo một phương thức mới là “Ứng cử ĐBQH”. Được hay thua không cần biết, nhưng kiểu gì cũng có cớ chử chế độ. Hàng loạt cái tên như Nguyễn Quang A, Nguyễn Cảnh Bình, Trần Đình Hà, Nguyễn Xuân Diện…cùng nộp đơn ứng cử. Kết cục, đại đa số bị loại ngay từ vòng gửi xe. Lý do đơn giản lắm: Cử tri không ngu như các anh tưởng.
Khoai@
Nguồn: Tre làng