Trang chủ Luận bàn - Phản biện Điều gì quan trọng nhất với một quốc gia?

Điều gì quan trọng nhất với một quốc gia?

193
0

Sau các chiêu trò kích động, mỉa mai “tuổi trẻ Myanmar là đấu tranh nhân quyền, còn tuổi trẻ Việt Nam đang làm gì”, hòng khiêu khích người trẻ Việt Nam tham vào đường dây chống phá đất nước bất thành, thì các đài chống phá hải ngoại tiếp tục dồn dập phát loa bôi bác, diễn tả tuổi trẻ Việt Nam không khác gì thiểu năng, đến trường chỉ biết “lắng nghe lời giảng” không biết gì là “đấu tranh – dân chủ”.

Điều gì quan trọng nhất với một quốc gia?
Hình ảnh người chiến sĩ lao mình trong lửa đỏ, không màng hiểm nguy để chữa cháy cứu dân. Sự dấn thân, hy sinh của anh được người dân suy tôn “anh hùng trong lửa đỏ”.

Bài viết gần đây “Có phải xã hội Việt Nam đang chỉ cần tiền hơn là nhân quyền và dân chủ”, được tung ra bởi đài BBC, từ trong con chữ đã thể hiện rõ sự “bế tắt”, sự thất bại hoàn toàn trong chiến dịch lôi kéo người trẻ ở Việt Nam thực hiện cái gọi là đấu tranh dân chủ, nhân quyền: “Không thấy thế hệ X, Y, Z, những người trẻ ở Việt Nam đấu tranh cho dân chủ. Nhà hoạt động “dân chủ” trụ cột, có ảnh hưởng ở Việt Nam hiện nay phần đông lớn tuổi”. Ngoài ra, trong con chữ trên, cũng cho thấy rõ nỗi lo của đài BBC và các thành phần chống phá ở hải ngoại – chúng lo sợ cái nghề nhân danh đấu tranh dân chủ sẽ lụi bại ở Việt Nam, khi những “dân chủ cuội” qua đời và không có thế hệ kế thừa?

Vì sao người dân Việt Nam hôm nay, đặc biệt là người trẻ, dù ở độ tuổi vị thành niên hay thanh thiếu niên đều không dễ gì bị lôi kéo vào những trò mèo, được thực hiện bởi những bàn tay nhám nhúa của các thành phần khủng bố, phản động nhân danh đấu tranh “dân chủ”? Đơn giản vì người dân Việt Nam có đủ thông tin và đủ tỉnh táo để nhận diện, sau cái gọi là “Mùa xuân Ả Rập” thì các quốc gia: Lybia, Iraq, Syria đã tan hoang như thế nào? Bạo động khiến chính phủ bị lật đổ, xã hội hỗn loạn và chìm trong nội chiến, khoảng 500.000 người chết, hàng chục triệu người bị mất nhà cửa, phải chạy tị nạn sang các quốc gia khác. Hạnh phúc gì khi chạy theo cái gọi là “dân chủ – nhân quyền” như thế này?

Rồi ngày hôm nay, đất nước Myanmar biến thành nội chiến, an ninh bị phá vỡ, ngoại bang nhúng tay kích động, bạo loạn, đốt phá xí nghiệp nước ngoài đang làm ăn trên đất nước Myanmar diễn ra như cơm bữa. Thậm chí, nhiều kẻ nhân danh “dân chủ” tuyên bố sởn người “cứ một người biểu tình bị chết, một xí nghiệp Trung Quốc sẽ bị đốt” – cả vùng trời tang tóc, khói lửa diễn ra, chưa có hồi kết, đất nước không thấy được ngày mai. Hậu quả của cái gọi là đấu tranh dân chủ, đa đảng là toàn dân chia cắt, không làm chủ được đất nước, đẩy quốc gia vào cảnh loạn lạc. Nguy hại hơn, là sau đó liệu doanh nghiệp nước ngoài nào sẽ liều lĩnh đến đây mở phân xưởng, công ty, xí nghiệp? Người dân lao động đất nước này sống bằng nghề gì, an sinh xã hội sẽ ra sao, hẳn là ai cũng hình dung được cái tương lai xám xịt. Thế thì sung sướng gì với cái gọi là đấu tranh dân chủ, dưới sự hà hơi, tiếp sức từ ngoại bang?

Điều gì quan trọng nhất với một quốc gia?
Nước mắt ở Rào Trăng. Trên đường đi cứu hộ sau sự cố sạt lở thủy điện, 13 chiến sĩ đã hi sinh trong lớp bùn đất vùi lấp. Hình ảnh này bao người xót thương.

Điều quan trọng hơn hết là, Việt Nam cũng đã từng xảy ra sự kích động, vào năm 2014 trong sự kiện phản đối HD-981, một số người dân Việt Nam vì thiếu hiểu biết đã tiếp tay cho các thành phần chống phá, đập phá. Sau đó hậu quả như thế nào, chính người dân Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam nhận diện rõ nhất, quá trình khắc phục hậu quả diễn ra trong vất vả. Khi đã nhận diện được rồi, thì lời kêu gọi của các thành phần phản động, chống phá dù mỹ miều cỡ nào, người trẻ Việt Nam cũng nhận ra! Các phiên tòa án kết án các đối tượng là “tay chân” của tổ chức khủng bố Việt Tân bao giờ cũng nhận được sự ủng hộ rất cao của nhân dân, thậm chí, không ít ý kiến bày tỏ phải xử mức án cao nhất, đủ tính răn đe với các đối tượng âm mưu lật đổ chính quyền của nhân dân. Thái độ đó đã nói lên tất cả về lòng dân của người Việt Nam, về sự quý trọng cuộc sống bình yên trên đất nước này.

Nói về dân chủ, nhân quyền, Việt Nam có đầy đủ, điều đó được thể hiện rõ ràng và nhất quán từ trong lịch sử, ở mỗi cột mốc dựng nước, giữ nước. Đấu tranh đẩy lùi giặc phương Bắc, phương Tây, phát xít là dẫn chứng cụ thể nhất về tinh thần đấu tranh dân chủ, vì độc lập, tự do cho dân tộc. Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố trước toàn thể nhân dân và thế giới, ngày 2-9-1945, tinh thần hòa bình, tự do, độc lập ấy đã được khẳng định rõ: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

Và cho đến ngày hôm nay, nhân quyền và dân chủ của Việt Nam ngày càng được nâng lên tầm cao mới, chất lượng hơn, đẳng cấp, và tiến bộ hơn các quốc gia đang nắm hữu danh “dân chủ, nhân quyền” rất nhiều. Dân chủ, nhân quyền theo cách của Việt Nam được đo bằng hành động chính quyền lấy việc bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân, lấy hạnh phúc của số đông người dân và sự phát triển của đất nước là thước đo. Trên đất nước Việt Nam, đại đa số người lao động cần cù, chân chính, siêng năng – ai cũng có cơm ăn, áo mặc. Đất nước cho người dân mái ấm bình yên, để khi biến cố, có nơi an toàn để trở về – điều này thấy rõ nhất, xuyên suốt trong đợt dịch Covid vừa qua, người dân đang làm việc khắp địa cầu luôn muốn quay về.

Bất kể là người nhiễm Covid hay có nguy cơ cao, trở về từ vùng dịch, Chính phủ Việt Nam luôn dang rộng vòng tay, đón những người con về với quê hương. Trong thời điểm bùng phát dịch toàn cầu, để một chuyến bay diễn ra là cả một vấn đề khó khăn, nhiều ban ngành của Chính phủ, từ Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế phải vào cuộc, thực hiện biết bao cuộc đàm phán. Trong hoàn cảnh khó khăn vô cùng, khi nhiều người nước ngoài, đặc biệt tại Mỹ gào thét trong tuyệt vọng vì bị bỏ rơi, không được hưởng chính sách tốt, không được chính quyền chăm lo sinh mạng, thì không một công dân nào của Việt Nam bị bỏ lại phía sau, Chính phủ luôn tìm đủ mọi cách – đó là thứ đáng giá nhất trong thời khắc sinh tử, không có quốc gia nào ở phương Tây làm được như Việt Nam, dù là dân chủ được ca tụng là số 1. Nói đến đây, hẳn là mọi người sẽ liên tưởng nhiều hơn đến câu nói “hữu danh vô thực” có nghĩa như thế nào!

Và trong hoàn cảnh này, câu nói đúc kết “Nhà nghèo mới hay con thảo” mới có ý nghĩa làm sao. Trong khó khăn ai cũng đều thấy Chính phủ, chính quyền – những người đầy tớ của dân đã phục vụ tận tụy cho dân của mình! Có “đốt đuốc” ngàn đêm cũng không tìm đâu ra chính quyền, quốc gia giàu có nào dù lắm tiền nhiều của, quân sự thuộc top đầu thế giới có thể vì nhân dân, tận tụy hết mình, làm được như chính quyền Việt Nam!

Qua hàng loạt các sự kiện, biến cố, nhìn lại ứng xử và hành động của các quốc gia, người thông minh sẽ phải đặt câu hỏi: Dân chủ để làm gì khi dân mình không có cơm ăn, dân chủ để làm gì khi hạnh phúc tối thiểu của người dân không được Chính phủ quan tâm, đặt lên hàng đầu?

Điều gì quan trọng nhất với một quốc gia?
Cuộc sống bình yên, hạnh phúc của người dân Việt Nam

Trên trái đất này, mỗi quốc gia dù khác nhau về địa lý, thổ nhưỡng và có thể không giống nhau về thể chế chính trị, nhưng mỗi hành động điều không đi ra ngoài chân lý: Đấu tranh cho điều gì cũng vậy, cuối cùng mọi việc mà chúng ta làm cũng đều chỉ vì có cuộc sống tốt hơn, thoải mái hơn. Trong khi Việt Nam đã và đang có, hưởng thụ những điều hạnh phúc, tốt đẹp trên, thì không bất cứ quốc gia nào, hay những kẻ quay lưng với Tổ quốc dạy đời về cái gọi là “dân chủ, nhân quyền”. Trên thế giới này, chả có người nghèo nào đi dạy người giàu cách kiếm tiền, cũng chẳng có sự ngược ngạo nào bằng việc người không có mái ấm, không có gia đình, không có tình thương lại đủ tầm đi dạy người đang có hạnh phúc, có gia đình, có Tổ quốc, có cuộc sống bình yên về cái triết lý kiến tạo hạnh phúc. Có chăng chỉ là lời xúi giục, để kéo người đang có tất cả rơi vào con đường cùn, lúng xuống ao bùn, để giống như mình – kẻ phá hoại, bên lề xã hội.

Trên cuộc đời, chẳng có người khôn nào đi đạp đổ nồi cơm và cuộc sống tốt đẹp, để ra bãi rác tìm thức ăn, và khen đó là “bữa ăn ngon” cả! Sự lựa chọn khác nhau đưa con người ta đến chất lượng cuộc sống khác nhau. Cuộc sống bình yên của người dân Việt Nam hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của Việt Nam hiện nay, so với những thành phần lưu vong, phản động, chống phá khác nhau một trời, một vực đã thể hiện rõ nét những quy luật trên và cả trên bình diện thực tế!

Thái Thanh


Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây